TextBody
Huy chương 2

Nhiệm vụ trọng tâm

1. Hoàn chỉnh tổ chức và hoạt động bộ máy

a) Từng bước hoàn chỉnh bộ máy, tổ chức của Viện và các đơn vị trực thuộc theo hướng tinh gọn và hoạt động hiệu quả.

b) Tổ chức hợp lý các bộ phận nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu cầu; sắp xếp lại các phòng nghiệp vụ, tạo sự thống nhất, gắn kết chung trong toàn Viện.

c) Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa các đơn vị trực thuộc Viện để tạo thành sức mạnh chung.

2. Xây dựng tiềm lực cán bộ

a) Xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.

b) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao của Viện theo hướng đồng bộ, cân đối về cơ cấu trên từng lĩnh vực, chuyên ngành và phù hợp với sự phát triển của các đơn vị chuyên môn trong Viện.

c) Xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút được các nhà khoa học giỏi, các chuyên gia đầu ngành về làm việc cho Viện.

d) Xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ cán bộ trẻ, gửi đi đào tạo và đào tạo nâng cao ở trong và ngoài nước đối với lĩnh vực khoa học công nghệ ưu tiên thông qua các chương trình hợp tác quốc tế của Viện hoặc các chương trình đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài của Nhà nước.

e) Ưu tiên đầu tư để hình thành một số nhóm nghiên cứu mạnh ở một số lĩnh vực mũi nhọn có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành.

g) Củng cố, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, hành chính, dịch vụ, phục vụ… đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của Viện trong từng giai đoạn phát triển.

3. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

a) Tập trung thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng tâm

 (1) Phục vụ quản lý tổng hợp, khai thác nguồn nước, cấp và thoát nước

- Công nghệ quan trắc, dự báo và cảnh báo sớm lũ lụt, hạn hán, cạn kiệt nguồn nước ở các dòng sông, xâm nhập mặn,... trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hỗ trợ ra quyết định trong quản lý nguồn nước;

- Kỹ thuật khai thác và sử dụng nước mặt và nước ngầm hợp lý, hiệu quả và bền vững cho ngành và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;

- Kỹ thuật, công nghệ tưới tiên tiến và tiết kiệm nước, hiệu quả trong nông nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả;

- Cải tiến các thiết bị phục vụ cấp thoát nước (bơm, cửa van, thiết bị,…), xử lý nước và bảo vệ môi trường; giải pháp tạo nguồn, cấp nước sinh hoạt, sản xuất ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

(2) Phục vụ xây dựng công trình thủy lợi

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển công nghệ: khảo sát, thiết kế, vật liệu, thiết bị, thi công công trình thủy lợi (cống ngăn triều, ngăn sông khẩu độ lớn, cửa van lớn, công trình đập dâng chiều cao lớn, trạm bơm lớn,...);

- Giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập, đê và công trình thủy lợi; tự động hóa trong xây dựng, vận hành hệ thống đầu mối công trình thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi chống ngập các thành phố lớn.

(3) Phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu

- Giải pháp quy hoạch, phân vùng, đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai làm cơ sở cho việc chủ động phòng, tránh;

- Dự báo và giải pháp hạn chế thiệt hại do sóng thần, hạn, lũ lụt, sạt lở, lũ quét, nước dâng do bão cho các vùng ven biển; sự cố vỡ đập; sự suy thoái của các sông chính, sạt lở, bồi xói bờ sông, cửa sông, bờ biển do xây dựng, khai thác các công trình hồ chứa thượng nguồn, biến đổi khí hậu và các giải pháp phòng chống;

- Nguyên nhân và giải pháp (bao gồm không gian chứa lũ, tiêu thoát lũ) chống ngập úng các thành phố lớn và các thành phố ven biển trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

- Dự báo và cảnh báo các nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn (hiện tượng lún của đồng bằng sông Cửu long, biến đổi lòng dẫn và suy thoái nguồn nước trên sông Hồng…).

(4) Phục vụ xây dựng cơ chế chính sách và mô hình, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức trong đầu tư, quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi

- Mô hình và chính sách nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư, nâng cấp hiện đại hóa, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, đê điều, phòng chống lụt bão và nước sạch nông thôn bền vững;

- Cơ chế chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hình thức hợp tác công tư (PPP) trong đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và nước sạch nông thôn; huy động nguồn lực cho phát triển hệ thống thủy lợi bền vững;

- Thể chế tài chính vĩ mô, tín dụng phù hợp thúc đẩy nghiên cứu và áp dụng các công nghệ và chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất; đảm bảo môi trường nước trong hệ thống công trình thủy lợi;

- Mô hình, cơ chế quản lý tưới có sự tham gia của người dân (PIM) phù hợp nông thôn mới;

- Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức trong nghiên cứu, xây dựng, khai thác công trình thủy lợi (công trình: ngăn sông lớn, hồ chứa, phòng tránh thiên tai, ứng dụng công nghệ mới...).

(5) Phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp - diêm nghiệp và nông thôn

- Nông nghiệp

+ Kỹ thuật, công nghệ cấp - thoát nước tiên tiến cho trồng trọt, chăn nuôi, tưới tiết kiệm, hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính đối với ruộng lúa, tưới tiết kiệm nước cho cây ăn quả, cây công nghiệp...;

+ Mô hình thủy lợi, tưới - tiêu nội đồng phù hợp với cơ giới hóa nông nghiệp, cánh đồng mẫu lớn, giảm phát thải khí nhà kính và quản lý và vận hành hiệu quả hệ thống tưới;

+ Giải pháp thủy lợi: giữ ẩm đất, chống xói mòn, giữ nước ở các vùng đất dốc, đất sa mạc, ven biển; thau chua rửa mặn cho đất bị nhiễm mặn, phèn đảm bảo sản xuất nông nghiệp.

- Thủy sản

+ Giải pháp thủy lợi, công nghệ cấp, tiêu nước cho các mô hình nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng vùng nuôi thâm canh ở đồng bằng sông Cửu long, ven biển Trung Bộ;

+ Công nghệ cho xử lý nước phục vụ nuôi trồng thủy sản; giải pháp kỹ thuật cho các khu neo đậu tầu, thuyền tránh trú bão, cảng cá, bến cá.

- Lâm nghiệp

Giải pháp cấp nước cho lâm nghiệp, phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn; tạo bãi bồi, giảm sóng để phát triển rừng ngập mặn ven biển; trồng cây chắn cát bay, cát nhảy, bảo vệ cồn cát, vùng đất nguy cơ bị sa mạc hóa.

- Diêm nghiệp

+ Kỹ thuật hạ tầng thủy lợi tiên tiến cho sản xuất muối;

+ Công nghệ xử lý chất thải và nước thải giảm thiểu tác động và ô nhiễm môi trường đối với đời sống người dân.

- Nông thôn

+ Kỹ thuật thủy lợi, cấp thoát nước, xử lý nước thải cho nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nông thôn mới;

+ Công nghệ, thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo (mặt trời, năng lượng gió, sóng biển, thủy triều, sinh học,...) phù hợp với nông thôn.

b) Tiếp tục nâng cao chất lượng, hoàn thiện và nhân rộng các sản phẩm công nghệ hiện có của Viện. Mỗi đơn vị phải có ít nhất ba (03) sản phẩm khoa học công nghệ làm nòng cốt để tạo dựng thương hiệu và lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các sản phẩm công nghệ được đăng ký công nhận sở hữu trí tuệ hoặc tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Cung cấp đa dạng hóa các dịch vụ, chuyển giao kết quả khoa học công nghệ đạt hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu thực tiễn của sản xuất.   

4. Đào tạo sau đại học và cung cấp các dịch vụ đào tạo

a) Xác định nhu cầu đào tạo của từng đơn vị thuộc Viện, của Bộ, ngành và địa phương, tiếp cận nhu cầu đào tạo của các nước trong khu vực về khoa học kỹ thuật thủy lợi để lập kế hoạch đào tạo dài hạn và ngắn hạn. Nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo sau đại học, tập trung đào tạo tiến sĩ, cung cấp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đào tạo (đào tạo ngắn hạn, đào tạo nghề, đào tạo nâng cao, kỹ thuật viên v.v);

b) Tổ chức đào tạo cho cán bộ địa phương, người dân để họ có thể làm chủ khoa học công nghệ thủy lợi được chuyển giao;

c) Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm đạt chuẩn trong nước và quốc tế trên cơ sở nguồn cán bộ khoa học, chuyên gia của Viện và thu hút các giảng viên, chuyên gia giỏi ở các tổ chức khác trong nước và quốc tế tham gia.  

Mục tiêu Chiến lược

Phát triển toàn diện, đồng bộ để xây dựng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trở thành trung tâm khoa học công nghệ và đào tạo lĩnh vực Thủy lợi đạt trình độ tiên tiến, đứng đầu trong nước có đủ năng lực, uy tín hội nhập, ngang tầm với các nước trong khu vực và có một số lĩnh vực đạt trình độ quốc tế; có đội ngũ khoa học công nghệ trình độ cao và các nhà khoa học đầu ngành trong từng lĩnh vực, đảm bảo cơ cấu về độ tuổi; có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại.

Xem chi tiết

Giải pháp thực hiện

Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ theo hướng đồng bộ, cân đối về cơ cấu trên từng lĩnh vực, chuyên ngành, phù hợp với sự phát triển của từng đơn vị và định hướng chung của Viện. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, với các cơ sở đào tạo của ngành, với hợp tác quốc tế, chú trọng tới đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên gia đầu đàn. Tạo cơ chế thu hút chuyên gia giỏi ở các đơn vị trong nước và tổ chức quốc tế phối hợp nghiên cứu, đào tạo. Có chế độ khuyến khích, đãi ngộ người tài, người tạo ra công nghệ

Xem chi tiết