TextBody
Huy chương 2

Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến biến đổi lòng dẫn sông Ba Lai

09/11/2015

Sau khi cống đập Ba Lai vận hành năm 2002, quá trình biến đổi lòng dẫn sông Ba Lai diễn ra rất nhanh chóng do tác động của các hoạt động kinh tế xã hội. Vùng đầu nguồn đã bị bồi lấp hoàn toàn, vùng hồ nước ngọt và cửa sông cũng đang bị bồi lấp rất nhanh. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì trong tương lai không xa, cửa sông Ba Lai sẽ bị bồi lấp hoàn toàn.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Sông Ba Lai đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre. Theo tài liệu lịch sử, trước đây sông sâu và rộng, hàng năm chuyển một lượng nước và phù sa rất lớn từ thượng nguồn về tạo thành vùng đồng bằng lớn nhất của tỉnh Bến Tre, vùng sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh. Tuy nhiên đến thập niên 80 thế kỷ XX, do dòng chảy sông Ba Lai yếu dần nên vùng đầu nguồn sông từ phía cồn Dơi (sông Tiền) và Bến Rớ (sông Hàm Luông) bị bồi lấp rất nhanh làm cho 2 đoạn đầu nguồn sông tách hẳn ra khỏi sông Tiền và Hàm Luông, chỉ trừ trong mùa lũ khi lượng nước trên sông Tiền rất lớn thì mới chảy vào sông Ba Lai.

Tuy nằm giữa một vùng đồng bằng mầu mở của tỉnh Bến Tre, nhưng vào mùa khô  sông Ba Lai là đường truyền mặn nhanh nhất vào các sông thuộc hệ thống sông Tiền do vùng cửa sông rất rộng (chiều rộng tại cửa sông là từ 1 ÷ 3km) cấu tạo như cái phễu hứng nước, dòng sông tương đối thẳng nên khi triều lên, một khối lượng nước rất lớn dồn vào phễu này và truyền rất nhanh lên phía thượng nguồn vào các cánh đồng rộng lớn thuộc các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Bình Đại, TP. Bến Tre và huyện Châu Thành, vì vậy, khi triều cường hầu hết những cánh đồng mầu mở của các địa phương này đều bị ngập mặn, nên hàng năm chỉ sản xuất được một vụ lúa vào mùa mưa với năng suất cũng rất thấp so với các tỉnh khác của ĐBSCL. Trước hình hình đó, năm 2000 Dự án thủy lợi Bắc Bến Tre (DATLBBT), có quy mô lớn nhất ở ĐBSCL ra đời và hạng mục đầu tiên của dự án này là xây dựng cống đập Ba Lai để ngăn nước mặn từ biển xâm nhập vào các cánh đồng rộng lớn của tỉnh. Tháng 9 năm 2002  cống đập Ba Lai được đóng lại để trữ ngọt biến vùng thượng lưu cống đập thành “hồ - sông” chứa 90 triệu m3 nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho hàng chục vạn người dân và cho hàng trăm nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp. Sau khoảng 6 năm cống đập được đưa vào hoạt động   lòng sông sông Ba Lai đã có những biến đổi nhanh chóng, vùng đầu nguồn đã gần như bị bồi lấp hoàn toàn, vùng “lòng hồ - sông” chứa nước ngọt, lợ đang bị bồi lắng nhanh do dòng chảy rất yếu, vùng cửa sông hoàn toàn là vùng mặn và cũng bị bồi lắng rất mạnh bởi bùn cát từ biển đưa vào vì không còn dòng chảy nguồn. Tuy chiều dài chỉ có 76km, nhưng sông Ba Lai bị biến đổi rất mạnh, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng, vì vậy, việc nghiên cứu biến đổi lòng dẫn sông Ba Lai do tác động của các hoạt động kinh tế xã hội ở tỉnh Bến Tre là rất cần thiết.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin số liệu, tài liệu: Tất cả các nguồn tài liệu, số liệu địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, thuỷ, hải văn của mạng lưới sông ngòi, kênh rạch, vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre, trong đó có sông Ba Lai được phân tích để lựa chọn những tài liệu, số liệu cần thiết dùng cho nghiên cứu này;

- Phương pháp điều tra, khảo sát, thực địa, đo đạc: Tài liệu điều tra, khảo sát đo đạc chi tiết thực trạng địa hình, thuỷ hải văn, bùn cát sông Ba Lai sẽ được cập nhật và sử dụng để hiệu chỉnh mô hình tính toán;

- Phương pháp mô hình toán: Trong nghiên cứu này đã sử dụng mô hình MIKE 21 để tính toán sóng, dòng chảy, dòng bùn cát vận chuyển ven bờ, biến đổi lòng dẫn và dự báo khối lượng bùn cát bồi lắng ở vùng ven biển, cửa sông Ba Lai;

- Phương pháp chuyên gia: Phối hợp với các chuyên gia, các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao về lãnh vực thuỷ, hải văn, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, khí tượng, môi trường, tham khảo những ý kiến của họ để thực hiện nghiên cứu này.

3. SỐ LIỆU, TÀI LIỆU SỬ DỤNG:

Để nghiên cứu quá trình biến đổi lòng dẫn sông Ba Lai, đã sử dụng tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau [1], [2], [3], [4];

- Tài liệu địa hình đoạn đầu nguồn sông Ba Lai, tỷ lệ 1/2.000, đường đồng mức 2m do Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam đo vẽ năm 2007.

- Tập bản vẽ bình đồ đoạn đầu nguồn sông Ba Lai tỷ lệ 1/2.000, đường đồng mức 2m do Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam đo vẽ năm 2007.

- Tài liệu địa hình sông Ba Lai đoạn từ sông An Hoá đến cửa sông Ba Lai, với tổng chiều dài là 45 km, diện tích đo vẽ khoảng 1.300 ha, tỷ lệ 1/5.000, đường đồng mức 5m do Viện Kỹ thuật Biển thực hiện năm 2010.

- Tài liệu đo thuỷ văn (mực nước, dòng chảy với lưu tốc, lưu lượng, hướng) trên sông Ba Lai.

-Tài liệu hải văn cửa sông Ba Lai (lưu tốc, lưu hướng dòng chảy ven bờ) gồm 2 mặt cắt được đo trong 2 mùa gió Đông Bắc và Tây Nam. Chiều rộng mỗi mặt cắt ướt khảo sát dao động trong khoảng từ 2.400÷2.900m.

- Tài liệu đo hải văn (dòng chảy, sóng, dao động mực nước thuỷ triều), đo gió trong 2 mùa gió Đông Bắc và Tây Nam tại 2 trạm đo cách bờ khoảng 3km;

- Tài liệu bùn cát gồm số liệu phân tích 12 mẫu bùn cát đáy và 12 mẫu bùn cát  lơ lửng được lấy dọc theo sông Ba Lai và ngoài cửa sông vào mùa gió Đông Bắc và 12 mẫu bùn cát đáy và 12 mẫu bùn cát  lơ lửng của mùa gió Tây Nam;

- Số liệu mực nước, lưu lượng tại trạm cầu Mỹ Thuận và mực nước tại trạm Bình Đại trong vòng 20 năm;

- Số liệu sóng, gió tại Phú Quý và Côn Đảo

4. KẾT QUẢ:

5. THẢO LUẬN:

5.1. Thực trạng biến đổi lòng dẫn sông Ba Lai:

5.1.1. Biến đổi lòng dẫn đoạn đầu nguồn sông:

5.1.2. Biến đổi lòng dẫn đoạn “lòng hồ - sông”:

5.1.3. Biến đổi lòng dẫn vùng cửa sông:

6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Bộ Tài nguyên và Môi trường. “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam”. Hà Nội, 2009.

2.  Nguyễn Thế Biên và nnk. Đề tài khoa học cấp nhà nước (Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thiết phát sinh ở địa phương): “Nghiên cứu những tác động của hệ thống thuỷ lợi Bắc Bến Tre đối với môi trường lưu vực và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực diễn biến môi trường trong các vùng nhạy cảm của tỉnh Bến Tre”, Viện Kỹ thuật Biển, 2009,

3.  Đề tài khoa học cấp nhà nước KT-03-14. Hiện  trạng và nguyên nhân bồi xói dải bờ biển Việt Nam. Đề xuất các biện pháp KHKT bảo vệ và khai thác vùng đất ven biển, 1995.

4.     Trung tâm KTTVB. “Sổ tay tra cứu các đặc trưng KTTV thềm lục địa Việt Nam”. Hà Nội, 2005.

5.   Cổng thông tin điện tử www.bentre.gov.vn.

6.   VI.Wikipedia.org/Wiki

7.     R. Dean, R. Dalrymple. “Coastal Processes with Engineering Applications”. Cambridge University Press, 2004.

8.     DHI. “MIKE21. User’s Mannual”. Denmark, 2007.

9.     Soulsby. Động lực học biển-Hướng dẫn các ứng dụng thực hành. Thomas Telford, 1997.

10.  www.vietgle.vn


Xem chi tiết bài báo: Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến biến đổi lòng dẫn sông Ba Lai

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thế Biên - Viện Kỹ thuật Biển

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: