Ảnh hưởng của tưới nước nhiễm mặn đến môi trường đất
08/01/2018Thiếu hụt nguồn nước ngọt đang là một vấn đề lớn của thế giới. Nhưng nước mặn lại rất sẵn và có nhiều trên lục địa của chúng ta. Nông nghiệp là ngành dùng nước nhiều trên thế giới, việc sử dụng nước mặn để tưới có thể tiết kiệm được nhiều tài nguyên nước ngọt. Thực tiễn và kinh nghiệm ở nhiều nước khi áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt cho thấy kỹ thuật này có thể sử dụng nước tưới nhiễm mặn rất thành công trong nông nghiệp. Thậm chí, một số công trình nghiên cứu cho thấy chất lượng và năng suất của một số loại cây trồng cạn còn cao hơn so với sử dụng nước ngọt để tưới.
Hạn chế khi sử dụng nước nhiễm mặn để tưới là nồng độ muối trong nước sẽ tác động đến sự sinh trưởng và năng suất cây trồng, đến môi trường đất do sự tích lũy muối. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng nước mặn để tưới mà ít ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng xuất và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường đất là vấn đề cần được quan tâm.
Để có cơ sở khoa học cho việc sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cho nông nghiệp, bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ban đầu về ảnh hưởng của tưới nước nhiễm mặn khi áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt cho cây ngô và đậu tương đến môi trường đất pha cát tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc sử dụng nước mặn tưới cho cây trồng một cách không khoa học, trong nhiều trường hợp dẫn đến tạo ra đất nhiễm mặn nhẹ hoặc trung bình (Kreeb, K.1964). Để đảm bảo nâng cao năng suất cây trồng trong điều kiện này, buộc người ta phải sử dụng những biện pháp cải tạo đất như bón thạch cao (CaS04. 2H20). Biện pháp này đã đem lại hiệu quả tốt cho cây trồng thuộc nhóm cây không chịu mặn (Tchiattalos Ch, 1977; KhosLa, K.B và Abrol I.P, 1971).
Kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy do điều kiện tự nhiên bắt buộc, việc sử dụng nước nhiễm mặn tưới cho cây trồng trên đất nhiễm mặn đã có từ lâu. Để đảm bảo và nâng cao năng suất cây trồng người ta đã dùng những biện pháp cải tạo đất thích hợp. Nói cách khác, thực tiễn sản xuất nông nghiệp lâu đời đã sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cho cây trồng, kể cả trên đất giàu Na+.
Trong những năm gần đây, câu hỏi về nước nhiễm mặn có giá trị bổ sung đối với sản xuất nông nghiệp không cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu thảo luận. Stillard B, (2010) đã tiến hành điều tra ở Mỹ và những vùng Trung Đông trong một thời gian dài để đi đến kết luận quan trọng như: nước nhiễm mặn có giá trị trong nông nghiệp và có thể tưới cho cây trồng. Để biện pháp này có hiệu quả cần kết hợp với lựa chọn cây trồng thích hợp, biện pháp tưới, đặc biệt là tưới nhỏ giọt và nghiên cứu để chế ngự độ mặn trong đất tưới.
Trên thế giới nhiều nước đã thành công với nền nông nghiệp dùng nước mặn, điển hình như vùng Tây Nam nước nước Mỹ, Israel, Tunisia, Ấn Độ, Ai Cập…đã thống nhất cho rằng việc sử dụng nước nhiễm mặn tưới cho cây trồng là một tiềm năng chắc chắn và nếu áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt, giống, phân bón và kỹ thuật canh tác thích hợp sẽ không phải quan ngại về hiện tượng đất mặn thứ sinh trong sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển Việt Nam lâu nay vẫn dùng nước nhiễm mặn. Không chỉ sử dụng thành công nước nhiễm mặn, một số vùng đã tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đặc sản mang lại lợi thế canh tranh cao như: gạo đỏ của tỉnh Sóc Trăng, gạo tám thơm của Hải Hậu, lạc của Tĩnh Gia, hành và tỏi đặc sản của đảo Lý Sơn, …
Hiện nay, tại các vùng ven biển Bắc Bộ nước nhiễm mặn (nước có độ mặn dao động từ 1‰ đến 10‰) đã xâm nhập vào trong đất liền hàng chục km tính từ cửa sông, khi nước biển dâng do biến đổi khí hậu thì nước mặn còn xâm nhập vào sâu hơn nữa. Vì vậy việc “Nghiên cứu sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cho nông nghiệp mà hạn chế tối đa mức độ nhiễm mặn của đất ” là rất cần thiết và có tính thực tiễn cao.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
III.1. Kết quả phân tích đất trước khi thí nghiệm tưới nước nhiễm mặn
III.2. Kết quả phân tích đất vụ thu hoạch thứ nhất của thí nghiệm
a. Ảnh hưởng của tưới nước nhiễm mặn đến tính chất lý học đất
b. Ảnh hưởng của tưới nước nhiễm mặn đến tính chất hóa học đất
III.3. Kết quả phân tích đất vụ thu hoạch thứ hai của thí nghiệm
a. Ảnh hưởng của tưới nước nhiễm mặn đến tính chất lý học đất
b. Ảnh hưởng của tưới nước nhiễm mặn đến tính chất hóa học đất
III.4. Kết quả phân tích đất vụ thu hoạch thứ tư của thí nghiệm
a. Ảnh hưởng tưới nước nhiễm mặn đến tính chất lý học đất
b. Ảnh hưởng của tưới nước nhiễm mặn đến tính chất hóa học đất
III.5. Thảo luận chung về tưới nước nhiễm mặn đến tính chất đất
IV. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chu Văn Mẫn (2002), Ứng dụng tin học trong sinh học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[2] Lê Sâm, Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước. NXB Nông nghiệp 2001
[3] Phạm Chí Thành 1976, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, NXB nông nghiệp, Hà Nội
[4] Hoàng Thái Đại, Trần Viết Ổn (2007), Vật lý đất ứng dụng, nhà suất bản Nông nghiệp.
Xem bài báo tại đây: Ảnh hưởng của tưới nước nhiễm mặn đến môi trường đất
Tác giả: Lê Việt Hùng, Nguyễn Trọng Hà
Trường Đại học Thủy lợi
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: