TextBody
Huy chương 2

Áp dụng công cụ tích hợp phục vụ xây dựng bản đồ ngập lụt lưu vực sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn

12/12/2018

Lũ lụt là hậu quả của mưa lớn, tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động kinh tế xã hội của con người. Việc nhận dạng lũ và cảnh báo lũ sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực để ra các quyết định kịp thời trong công tác phòng chống lũ hiện nay trên từng lưu vực.

Trên lưu vực sông Kỳ Cùng tỉnh lạng Sơn trong những năm gần đây đã xảy ra những trận lũ lớn gây thiệt hại về ngưới và của như các trận lũ các năm 1986, 2008, 2014. Do công tác dự báo lũ chưa  được quan tâm nên khi lũ lớn xảy ra việc phòng chống lũ thường bị động. Trong bài báo này sẽ đưa ra công cụ tích hợp sử dụng công nghệ GIS, mô hình mưa dòng chảy, và mô hình thủy động lực một và hai chiều kết hợp cho phép mô phỏng quá trình ngập lụt do lũ đã được áp dụng cho lưu vực sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực có nguy cơ phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khốc liệt của khu vực cũng như châu Á. Theo ước tính, mỗi năm nước ta phải chịu từ 6 đến 7 cơn bão, trong khi đó từ năm 1990 đến 2010 đã có 74 trận lũ. Với hầu hết dân số sống ở các lưu vực sông, vùng trũng và các khu vực ven biển, ước tính hơn 70% dân số phải hứng chịu các rủi ro từ thiên tai. Từ năm 1990 đến 2011, trung bình hàng năm Việt Nam phải chịu tổn thất (i) 441 sinh mạng do thiên tai gây ra và (ii) khoảng 1,9 tỷ đô la Mỹ tương đương 1,3% GDP [1].

Mục tiêu của nghiên cứu này là (i) áp dụng công cụ tích hợp cho phép mô phỏng ngập lụt hạ du lưu vực sông Kỳ Cùng và (ii) tính toán và xây dựng bản đồ ngập lụt tương ứng với các kịch bản lũ khác nhau dựa trên công cụ tích hợp đã được phát triển, nhằm mục đích phục vụ công tác hỗ trợ ra quyết định. Các trận lũ điển hình hay lịch sử xảy ra trên lưu vực được xem xét phân tích một cách chi tiết để xây xây dựng các kịch bản lũ khác nhau. Các bản đồ thể hiện mức độ ngập, diện tích ngập, hạ tầng dân cư bị ảnh hưởng tương ứng với các kịch bản cũng sẽ được trình bày và thể hiện chi tiết.

2. GIỚI THIỆU VỀ LƯU VỰC SÔNG   KỲ CÙNG

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4. KẾT QUẢ HIỆU CHỈNH VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH THỦY ĐỘNG LỰC

4.1. Tiêu chí đánh giá sai số

4.2. Hiệu chỉnh thông số mô hình

4.3. Kiểm định mô hình

5. MÔ PHỎNG NGẬP LỤT CHO CÁC KỊCH BẢN LŨ LỊCH SỬ VÀ THẢO LUẬN

5.1. Trận lũ lịch sử năm 1986

5.2. Trận lũ lịch sử năm 2014

6. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]      Tài liệu kỹ thuật: quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, Tổng Cục Thủy Lợi, 2012;

[2]      Hồ sơ Kỹ thuật, Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn, Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo- Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2016;

[3]      Hoàng Thị Minh Nguyệt (). "Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tiêu úng thoát lũ sông Phan- Cà Lồ", Luận Án Tiến sĩ;

[4]      User Guides MIKE by DHI 2014;

[5]      Thông tin Cổng Thông tin điện tử Lạng Sơn  


Xem bài báo tại đây: Áp dụng công cụ tích hợp phục vụ xây dựng bản đồ ngập lụt lưu vực sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn

Tác giả:

Đỗ Anh Đức - Viện Thủy điện và Năng lượng Tái tạo
Phạm Văn Chiến - Trường Đại học Thủy lợi

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: