TextBody

, 26/09/2023

Huy chương 2

Các công bố của Viện Quy hoạch Thủy lợi từ năm 2018 - 2023

07/09/2023

CÁC CÔNG BỐ CỦA VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ TRONG 05 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY
(2018 - 2023)

TT

Tên bài báo

Tác giả/Nhóm tác giả

Tóm tắt

Download

I.

Danh mục bài báo tiếng Việt

 

 

1

Nghiên cứu, đánh giá biến động chế độ dòng chảy mùa cạn đến hoạt động một số hệ thống thủy lợi lớn trên dòng chính sông Cả

Lương Ngọc Chung, Phạm Công Thành, Nguyễn Nguyên Hoàn

Lưu vực sông Cả với lợi thế về địa hình, nguồn nước đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi, thủy điện để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuy nhiên những năm gần đây tình hình hạn hán, thiếu nước sản xuất trong mùa cạn ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là hoạt động khai thác sử dụng nước ở các hệ thống thủy lợi trên dòng chính sông Cả gặp rất nhiều khó khăn. Nghiên cứu này sử dụng tài liệu quan trắc thủy văn tại các trạm chính trên sông Cả giai đoạn 1958-2018, kết hợp số liệu điều tra thu thập tại công trình thủy lợi từ năm 2015-2018 và mô hình thủy lực Mike 11 để đánh giá biến động chế độ dòng chảy mùa cạn đến hoạt động các công trình thủy lợi trên dòng chính sông Cả, điển hình là 2 hệ thống thủy lợi đập Đô Lương và cống Nam Đàn (cũ, mới). Qua đó làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý và khai thác hợp lý nguồn nước trên sông Cả trong tương lai.

2

Nghiên cứu xác định yêu cầu mực nước, lưu lượng phục vụ công tác quản lý và khai thác nguồn nước trên dòng chính sông Cả trong mùa cạn

Lương Ngọc Chung, Phạm Công Thành, Nguyễn Nguyên Hoàn, Phan Tuấn Phong, Ngô Bá Thịnh, Lê Thị Tươi

Những năm gần đây, xu thế biến đổi lòng dẫn diễn ra ở hầu hết các sông lớn ở nước ta như sông Hồng, sông Mã, sông Cả... khiến cho việc quản lý và khai thác các hệ thống thủy lợi ven sông trong thời kỳ cấp nước (đặc biệt là các cống, trạm bơm) diễn ra rất căng thẳng. Mặc dù, các lưu vực sông đều đã có quy trình vận hành liên hồ chứa nhưng hiện mới chỉ có lưu vực sông Hồng có quy định về điểm kiểm soát về mực nước, lưu lượng tối thiểu làm cở sở để các nhà quản lý, các đơn vị khai thác xây dựng kế hoạch sản xuất và vận hành công trình. Các lưu vực sông khác như sông Cả vẫn chỉ mới quy định lưu lượng xả tối thiểu các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, chưa có nút kiểm soát ở hạ du. Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp như điều tra thu thập, mô hình toán, tham vấn xác định các điểm kiểm soát, giá trị tối thiểu về lưu lượng và mực nước trong thời kỳ cấp nước căng thẳng là thời kỳ 4, thời kỳ 5 (từ 1/4 đến 19/7). Qua đó làm cơ sở phục vụ công tác quản lý và khai thác nguồn nước trên dòng chính sông Cả trong mùa cạn

3

Nghiên cứu cơ chế vận hành tối ưu hệ thống hồ thủy điện trên thượng nguồn sông Cả đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng hạ lưu

Nguyễn Thiện Dũng, Lương Ngọc Chung, Nguyễn Văn Tuấn

Hiện nay, Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ các hệ thống các hồ chứa thủy điện trên các lưu vực sông chính, nơi có trữ lượng thủy năng nhằm sản xuất điện và khai thác sử dụng tài nguyên nước một cách có hiệu quả, hạn chế rủi ro phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội vùng hạ du. Cơ chế vận hành đa hồ chứa, đa mục tiêu vừa phải đảm bảo mục tiêu phát điện vừa phải cung cấp đủ nước cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội vùng hạ lưu. Bài báo này sẽ trình bày tiếp cận vận hành tối ưu hệ thống hồ chứa đa mục tiêu trên thượng nguồn sông Cả theo tiếp cận vừa tối ưu lượng điện phát ra vừa đảm bảo cung cấp nước cho các nhu cầu phát triển dưới hạ du. Thay vì tiếp cận đa mục tiêu phát điện và cấp nước hạ du, bài toán được chuyển thành bài toán tối ưu đơn mục tiêu, lợi ích kinh tế của phát điện, các nhu cầu nước cho phát triển kinh tế được tính toán theo các kịch bản sử dụng nước và đưa vào bài toán dưới dạng các ràng buộc là các lưu lượng khống chế tại các điểm kiểm soát dưới hạ du. Kết quả của bài toán sẽ chỉ ra được sự phối hợp vận hành giữa các hồ chứa Bản vẽ, Khe Bố, Chi Khê và Bản Mồng tương ứng với các kịch bản sử dụng nước và từ đó lựa chọn kịch bản phối hợp vận hành tối ưu.

4

Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt lưu vực sông Bùi và vùng phụ cận

Nguyễn Duy Quang, Lê Viết Sơn, Bùi Tuấn Hải, Bùi Thế Văn, Trần Thị Thanh Dung

Lưu vực sông Bùi là một trong những vùng phát triển kinh tế trọng điểm của thủ đô Hà Nội, tuy  nhiên lưu vực này lại thường xuyên xảy ra ngập úng. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đã sử dụng mô hình MIKE FLOOD kết hợp với phần mềm ArcGIS để đánh giá diễn biến ngập lụt và xây dựng bản đồ ngập lụt, úng cho lưu vực sông Bùi và vùng phụ cận theo các kịch bản. Nghiên cứu đã tính toán bằng mô hình thủy lực lũ 1 chiều và 2 chiều trên các sông và vùng ngập trong khu vực nghiên cứu với các kịch bản tần suất mưa, lũ 1%, 2%, 5%, 10%. Kết quả tính toán được sử dụng để xây dựng bản đồ ngập lụt tương ứng với các kịch bản tần suất cho lưu vực sông Bùi và vùng phụ cận. Sản phẩm của nghiên cứu có thể được áp dụng giúp các cơ quan quản lý chuẩn bị cũng như ứng phó giảm thiểu thiệt hại khi có lũ lụt xảy ra trên địa bàn.

5

Nghiên cứu giải pháp phòng, chống ngập lụt, úng cho lưu vực sông Bùi và vùng phụ cận

Lê Viết Sơn, Bùi Thế Văn, Bùi Tuấn Hải, Trần Thị Thanh Dung, Nguyễn Thị Thanh Hoa

Sông Bùi là một chi lưu của sông Đáy thuộc địa phận của thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình. Vùng hạ lưu sông Bùi nằm trên địa bàn của các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai là nơi thường xảy ra các trận mưa lũ lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân sinh kinh tế trong vùng, đặc biệt là các trận mưa lũ năm 2008, 2017 và 2018. Nghiên cứu đã sử dụng bộ mô hình MIKE, phần mềm ArcGIS và Google Earth để xây dựng bản đồ ngập lụt, đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp đối với vấn đề phòng chống ngập lụt, úng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các giải pháp phòng, chống ngập lụt, úng cho lưu vực sông Bùi và phụ cận bao gồm: Cải tạo lòng dẫn sông Tích, sông Bùi, sông Đáy; Nâng cấp, xây dựng mới các hồ chứa nước; Xây dựng các tuyến kênh cách ly lũ núi; Nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đê; Nâng cấp, xây dựng mới các trạm bơm tiêu, hồ điều hòa và Di dân vùng dễ sạt lở, vùng dễ ngập lũ ở bãi sông. Ngoài ra, nghiên cứu còn ước lượng số hộ dân cần phải di dời và kinh phí cần để thực hiện các giải pháp.

6

Tham vấn cộng đồng về các giải pháp phòng chống lũ cho lưu vực sông Bùi và vùng phụ cận

Phạm Văn Trình, Lê Viết Sơn, Bùi Tuấn Hải

Lưu vực sông Bùi là một trong những vùng phát triển kinh tế trọng điểm của thủ đô Hà Nội, tuy nhiên lưu vực này lại thường xuyên xảy ra ngập úng. Bài báo trình bày kết quả tham vấn cộng đồng về các giải pháp đề xuất chống lũ cho lưu vực sông Bùi và vùng phụ cận. Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp trong phòng chống lũ, ngập lụt cho lưu vực sông Bùi và thực hiện tham vấn cộng đồng tại các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng. Kết quả tham vấn được sử dụng để đánh giá tính hữu hiệu của các giải pháp đã đề xuất đến đời sống dân cư cũng như tình hình ngập lũ trên lưu vực sông Bùi và vùng phụ cận. Sản phẩm của nghiên cứu có thể được áp dụng giúp các cơ quan quản lý xem xét đánh giá mức độ ưu tiên thực hiện các giải pháp ứng phó giảm thiểu thiệt hại khi có lũ lụt xảy ra trên địa bàn.

7

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và mô hình ifas trong mô phỏng dòng chảy lũ xuyên biên giới lưu vực sông Lô - Gâm

Bùi Tuấn Hải, Bùi Thế Văn

Lũ lụt là một loại thiên tai thường xuyên và gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế. Việc nghiên cứu dòng chảy lũ là vô cùng cần thiết đối với việc cảnh báo lũ cho khu vực hạ du, giảm thiểu tác động của lũ gây ra. Lưu vực sông Lô – Gâm là một lưu vực lớn ở khu vực Bắc Bộ, nơi thường xảy ra các trận mưa lũ lớn. Khu vực thượng nguồn sông Lô – Gâm thuộc Trung Quốc chiếm tới trên 40% diện tích lưu vực nhưng lại không có hoặc có rất ít số liệu quan trắc, gây nhiều khó khăn trong công tác dự báo dòng chảy lũ. Gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ vệ tinh, việc sử dụng dữ liệu viễn thám cùng với việc kết hợp mô hình toán trong các lĩnh vực khí tượng, thủy văn, quản lý nguồn nước lưu vực… đang từng bước phát huy được hiệu quả. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu kết hợp dữ liệu viễn thám cùng mô hình toán IFAS để mô phỏng dòng chảy lũ xuyên biên giới cho lưu vực sông Lô – Gâm. Kết quả hiệu chỉnh mô hình IFAS trận lũ tháng 8/2017 cho hệ số tương quan R2 = 0,81, hệ số NSE = 0,80; còn kết quả kiểm định lại mô hình IFAS với trận lũ tháng 6/2018 cho hệ số R2 = 0,93 và hệ số NSE = 0,91. Kết quả nghiên cứu cho lưu vực sông Lô - Gâm có thể ứng dụng cho các lưu vực sông có rất ít hoặc không có tài liệu đo đạc các yếu tố khí tượng, thủy văn.

8

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám trong đánh giá, giám sát độ sụt lún của đập thủy lợi

Hoàng Tiến Thành, Đinh Xuân Hùng, Hà Thanh Lân, Trần Thị Huyền, Hoàng Quang Dương,Hoàng Văn Lương, Trịnh Hồng Quân, Lê Vĩnh Hưng, Đàm Tùng Lâm, Bùi Thế Văn, Nguyễn Công Minh, Lương Tuấn Hiệp

Việt Nam có mộ trong những hệ thống đập lớn nhất trên thế giới cùng với Trung Quốc và Mỹ, mạng lưới đập bao gồm hơn 750 đập vừa và lớn và hàng nghìn đập nhỏ. Hiện tại các đập lớn được quản lý, giám sát tốt. Tuy nhiên, phần lớn các đập vừa và nhỏ đã được xây dựng từ nhiều năm trước (1960 – 1980), trong khi điều kiện kinh phí và công nghệ quan trắc, giám sát sụt lún còn nhiều hạn chế. Do vậy, để nâng cao một bước công tác quản lý an toàn các hồ đập, việc theo dõi và phân tích liên tục để phát hiện sự bất ổn và sụt lún đập là rất cần thiết, nhằm ước tính độ sụt lún và hỗ trợ đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động rủi ro kinh tế, xã hội của chúng. Trong khuôn khổ bài báo này, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng thử nghiệm công nghệ ảnh giao thoa ISNAR nhằm tính toán độ sụt lún của đập Hà Thượng thuộc xã Gio Châu, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị trong đố sử dựng các dữ liệu đầu vào bao gồm dữ liệu ảnh radar Sentinel 1A được thu thập từ năm 2018 đến năm 2021; dữ liệu ảnh Planet Scope và mô hình cao độ số ALOS PALSAR các phần mềm bao gồm phần mêm QGIS, SNAP cho việc giải đoán và trích xuất kết quả tính toán độ sụt lún của đập Hà Thượng.

9

Ứng dụng công nghệ viễn thám xây dựng, kiểm đếm nguồn nước cho các hồ chứa Việt Nam

Đinh Xuân Hùng, Hoàng Tiến Thành, Hà Thanh Lân, Nguyễn Văn Tuấn

Việt Nam có khoảng 6695 hồ chứa trên lãnh thổ đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết, cân bằng nước, góp phần trong quản lý tài nguyên nước và giám sát thiên tai. Tuy nhiên, đường đặc tính hồ chứa còn bị hạn chế khi nguồn dữ liệu đã cũ hoặc chưa có số liệu. Công nghệ viễn thám với ưu điểm dễ khai thác, độ bao phủ rộng đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới trong nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả quản lý tài nguyên nước. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám xây dựng đường đặc tính hồ chứa bằng ảnh radar Sentinel-1 kết hợp ảnh quang học Sentinel-2, Landsat 8 trong giai đoạn 2014 – 2019 cho các hồ miền Trung. Kết quả cho thấy công nghệ viễn thám khi so sánh đối với số liệu quan trắc thực tế có kết quả khả quan khi chỉ số Nash các đường quan hệ Z~F và Z~W của hồ Hà Thượng là 0.96 và 0.99; hồ Lanh Ra là 0.94 và 0.97; hồ Sông Trâu là 0.98 và 0.95. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng phương pháp đánh giá nguồn nước thông qua xây dựng đường đặc tính hồ chứa, từ đó tạo tiền đề trong công tác kiểm đếm, giám sát nguồn nước cho các hồ chứa vừa và lớn cho các vùng khác trong tương lai. Phương pháp mở ra hướng ứng dụng công nghệ viễn thám trong đánh giá gián tiếp dòng chảy và đường bờ cho những nghiên cứu sau này.

10

Cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất kế hoạch điều tiết nước các hồ thủy điện trên lưu vực sông Hồng trong mùa cạn đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả

Nguyễn Thị Bích Thủy, Bùi Hải Ninh, Nguyễn Xuân Phùng, Nguyễn Văn Đào

Chế độ thủy văn của hệ thống sông Hồng thay đổi theo hướng hạ thấp mực nước vào mùa kiệt, khiến cho nhiều công trình thủy lợi không thể vận hành. Từ vụ Đông Xuân năm 2005-2006, các hồ chứa thủy điện ở thượng du hệ thống sông Hồng bắt đầu thực hiện việc xả nước gia tăng để duy trì mực nước tối thiểu tại trạm thủy văn Hà Nội. Mặc dù giải pháp này đã nâng cao được mực nước trên các triền sông, phục vụ tốt việc gieo cấy, tuy nhiên lại làm thất thoát phần lớn lưu lượng xả, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các nhà máy thủy điện. Từ thực tiễn xây dựng kế hoạch và điều tiết nước các hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình trong những năm gần đây, bài viết này sẽ xác định cơ sở khoa học để phân tích, tính toán và đề xuất kế hoạch lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2022-2023 vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; đồng thời đề xuất giải pháp chống hạn cho các khu vực khó khăn về nguồn nước.

11

Giải pháp tổng hợp sử dụng hiệu quả nguồn nước trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình

Nguyễn Thị Bích Thủy, Bùi Hải Ninh, Phạm Khánh Ly, Nguyễn Thị Mai

Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình được xác định là nguồn cấp nước quan trọng của cả vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan, cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã làm cho nguồn nước đến lưu vực sông Hồng ngày càng suy giảm trong khi nhu cầu sử dụng nước của các ngành không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Bằng cách tiếp cận nhằm hướng tới giải quyết các vấn đề trên hệ thống một cách tổng hợp; thông qua phương pháp mô hình toán và phân tích kinh tế, nhóm tác giả thuộc đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nước trên hệ thống sông Hồng- sông Thái Bình đáp ứng nhu cầu dùng nước hạ du và lợi ích phát điện” đã lựa chọn và đề xuất một số giải pháp gồm nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới hệ thống công trình lấy nước dọc sông, công trình trên sông và các giải pháp phi công trình.

12

Bộ chỉ số và quy trình giám sát, đánh giá việc thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Nguyễn Thị Bích Thủy, Bùi Hải Ninh

Bộ tiêu chí lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển một số ngành, lĩnh vực dễ bị tổn thương bởi thiên tai là một trong những kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội” đã được giới thiệu trên Tạp chí Tài nguyên nước số 01-2021. Để đảm bảo quá trình lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực được thực hiện đầy đủ và hiệu quả thì cần phải tổ chức các hoạt động giám sát và đánh giá. Quá trình này sẽ trở nên đơn giản và thuận lợi hơn nếu chúng ta xây dựng được bộ chỉ số và quy trình giám sát, đánh giá việc thực hiện lồng ghép. Trong phạm vi của bài báo, tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu, đề xuất bộ chỉ số và quy trình giám sát, đánh giá việc thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

13

Xây dựng bộ tiêu chí lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển một số ngành, lĩnh vực dễ bị tổn thương bởi thiên tai

Nguyễn Thị Bích Thủy, Trương Hồng Sơn, Vũ Quỳnh Đông, Trần Văn Tuyền

Trước những diễn biến thiên tai và thời tiết ngày càng bất thường và phức tạp. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá làm gia tăng các nguy cơ, hiểm hoạ do thiên tai gây ra, đe doạ đến tính mạng con người và gây tổn thất về kinh tế xã hội. Vì vậy, việc lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là yêu cầu cấp thiết. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội là yêu cầu bắt buộc đối với mọi cấp, mọi ngành và là vấn đề có ý nghĩa to lớn, vừa không phải đầu tư tốn kém, vừa mang lại hiệu quả thiết thực trong việc chủ động phòng ngừa thiên tai, bảo đảm phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực tế cho thấy yêu cầu này chưa được quan tâm đúng mức, từ Trung ương đến địa phương chủ yếu mới được nêu trong kế hoạch, kết quả thu được rất khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là việc thiếu một bộ tiêu chí mang tính kỹ thuật, làm cơ sở khoa học cho việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được thực hiện một cách hiệu quả và dễ dàng. Trong đó, tập trung vào các nội dung cần phải lồng ghép và bộ tiêu chí lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của một số ngành dễ bị tổn thương (nông nghiệp, giao thông, xây dựng, giáo dục và lĩnh vực thủy lợi).

14

Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Nguyễn Văn Tỉnh, Lê Xuân Quang, Lê Viết Sơn

Huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa là một huyện vùng trũng, hàng năm thiên tai, lũ lụt, hạn hán gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho bà con trên địa bàn huyện. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, trước những diễn biến thiên tai và thời tiết ngày càng bất thường và phức tạp, đồng thời quá trình phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá, đô thị hoá làm gia tăng các nguy cơ, hiểm hoạ do thiên tai gây ra, đe doạ đến tính mạng con người và gây tổn thất về kinh tế xã hội. Vì vậy, việc lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch các ngành, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện là yêu cầu cấp thiết. Mục tiêu của việc lồng ghép này nhằm đảm bảo cho các mục tiêu kinh tế xã hội phát triển bền vững, giảm các tổn thương do rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra, góp phần thay đổi nhận thức và hành động trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp hướng đến mục tiêu hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội với sự an toàn của cộng đồng trước thiên tai.

II.

Danh mục bài báo tiếng Anh

 

 

1

Spatio-Temporal Determination of Irrigated Paddy Rice Pixels Using Evapotranspiration and Vegetation Indices: A Case Study for Ca River Basin in Vietnam

Lương Ngọc Chung, Hà Thanh Lân, Phạm Công Thành, Đinh Xuân Hùng, Hoàng Tiến Thành, Nguyễn Nguyên Hoàn, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Xuân Phùng

Improving irrigation monitoring and efficiency is a current priority of the Government of Vietnam, focusing primarily on the agricultural sector which consumes most of the available surface and groundwater. This paper presents how remote sensing can be used in an integrated manner to achieve better understanding of key eco-hydrological processes including precipitation, eva- potranspiration, irrigation and crop growth. The results indicated that Nor- malized Difference Vegetation Index derived from Moderate Resolution Im- aging Spectroradiometer (MODIS) can be applied to determine irrigated pix- els on a spatial and temporal basis. The validation using measured water level showed a Pearson correlation of 0.7 proving the high accuracy of this me- thod. The inclusion of these technologies is deemed necessary to improve water resources monitoring and management and hence, ensure long-term drought resilience and water and food security. Ca River Basin in the central Vietnam was selected as a case study to test this approach.

2

Studying into solutions for flood and inundation control in Bui basin and its vicinity

Le Viet Son, Nguyen Van Tuan, Bui Tuan Hai, Nguyen Duy Quang, Bui The Van

Bui River is a tributary of the Day River that flows in the territory of Hanoi city and Hoa Binh province. The downstream part of the Bui River, located in the districts of Chuong My and Quoc Oai of Hanoi, is where heavy rains often occur, causing serious impacts on people, especially the floods in 2008, 2017, and 2018 notably. The study used the MIKE hydraulic model, ArcGIS software, and Google Earth to build inundation maps and evaluate effectiveness of the solutions. The research results have shown solutions to prevent and control flooding and inundation for the Bui River basin and its vicinity, including Restoration of the Tich, Bui and Day rivers; Upgrading and building new reservoirs; Building channels to isolate mountain floods; Upgrading and building new dikes; Upgrading and building new drainage pumping stations, detention basins, and relocation in vulnerable areas. In addition, the study also estimated the number of households to be relocated and the required costs to implement the solutions.

3

Linking Earth Observations for Assessing the Food Security Situation in Vietnam: A Landscape Approach

Ate Poortinga1* Quyen NguyenKaris TennesonAustin Troy1,3 David Saah1,4 Biplov BhandariWalter L. EllenburgAekkapol AekakkararungrojLan HaHai PhamGiang Nguyen8,9 Farrukh Chishtie2

Land cover change and its impact on food security is a topic that has major implications for development in population-dense Southeast Asia. The main drivers of forest loss include the expansion of agriculture and plantation estates, growth of urban centers, extraction of natural resources, and water infrastructure development. The design and implementation of appropriate land use policies requires accurate and timely information on land cover dynamics to account for potential political, economical, and agricultural consequences. Therefore, SERVIR-Mekong led the collaborative development of a Regional Land Cover Monitoring System (RLCMS) with key regional stakeholders across the greater Mekong region. Through this effort, a modular system was used to create yearly land cover maps for the period 1988–2017. In this study, we compared this 30-year land cover time-series with Vietnam national forest resources and agricultural productivity statistics. We used remote sensing-derived land cover products to quantify landscape changes and linked those with food availability, one of food security dimension, from a landscape approach perspective. We found that agricultural production has soared while the coverage of agricultural areas has remained relatively stable. Land cover change dynamics coincide with important legislation regarding environmental management and sustainable development strategies in Vietnam. Our findings indicate that Vietnam has made major steps toward improving its' food security. We demonstrate that RLCMS is a valuable tool for evaluating the relationship between policies and their impacts on food security, ecosystem services and natural capital.

4

Remote Sensing-Based Accounting of Reservoir’s Water Storage for Water Scarcity Mitigation: A Case Study for Small and Medium Irrigation Dams in Vietnam

Đinh Xuân Hùng, Hoàng Tiến Thành, Hà Thanh Lân, Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Công Thành, Nguyễn Công Minh, Lương Tuấn Hiệp

Integrated water resources management requires consistent and accurate data on available water storage in reservoirs as well as water stress level. Vietnam is enduring a significant deficit in collecting necessary information to manage its water resources in that manner. While reservoirs are abundant, the majority of them were constructed a long ago and often lack of regular and adequate measurement on storage volume. Furthermore, the condition of water stress is often missing or remains bias leading to certain risks in reservoir operation, e.g. during water scarcity period. This paper presents how remote sensing data can be used to acquire needed information that is fundamental to understand water resources conditions. The results indicated that Sentinel-1 and Moderate Resolution Imaging Spectroradiometer (MODIS) can be applied to determine water surface area and water stress, through vegetation health index (VHI). This information is deemed necessary to improve water resources monitoring and management and hence, ensure long-term drought resilience and water and food security

5

Proposing Adjustments to the Dry Season Inter-Reservoir Operation Rules of the Red River System to Improve Water Use Efficiency of the Reservoirs

Thuy T.B.Nguyen, Ninh H.Bui

The Red-Thai Binh River system is an important water resource to the North- ern Delta, serving the development of agriculture, people’s livelihood and other economic sectors through its upstream reservoirs and a system of water abstraction works along the rivers. However, due to the impact of climate change and pressure from socio-economic development, the operation of the reservoir system according to Decision No. 740/QD-TTg was issued on June 17, 2019 by the Prime Minister of Government promulgating the Red-Thai Binh River system inter-reservoir operation rules (Operation rules 740) has some shortcomings that need adjustments for higher water use efficiency, meeting downstream water demand and power generation benefits. Through the results of water balance calculation and analysis of economic benefits from water use scenarios, this research proposed adjustment to the inter-reservoir operation during dry season in the Red River system. The result showed that an average water level of 1.0 - 1.7 m should be maintained at Hanoi during the increased release period.

Ý kiến góp ý: