Bài học xử lý sự cố cát chảy hố móng sâu bằng cọc xi măng đất
19/04/2022Hình thức chống đỡ hố móng sâu được sử dụng khá phổ biến là tường cọc nhồi vì tiến độ thi công nhanh và chi phí thấp hơn tường ba rét. Tuy vậy, trong thiết kế và thi công tường cọc khoan nhồi không đảm bảo kín khít giữa các cọc sẽ bị dòng thấm cuốn trôi đất ngoài vào trong hố móng gây lún sụt, nứt công trình lân cận, làm chuyển vị tường hố móng. Bài báo giới thiệu kết quả phân tích xử lý sự cố cho một công trình hố móng sử dụng hình thức tường cọc khoan nhồi, nền đất yếu, mực nước ngầm cao, không có màng chống thấm. Giải pháp xử lý là khoan phụt tạo cọc xi măng đất tại phần tiếp giáp các cọc khoan nhồi để chống thấm và gia cố phần đất yếu phía trong hố móng để chống đẩy trồi. Trong bài toán phân tích chuyển vị và nội lực của tường móng có xét đến ảnh hưởng của áp lực đất bị động theo nguyên lý lò xo chịu nén không chịu kéo thông qua phần mềm FRWS7.2 và Midas NX. Kết quả tính toán thiết kế và thi công cho thấy, giải pháp đề xuất xử lý triệt để thấm và đẩy trồi, đảm bảo an toàn thi công hố móng và công trình lân cận. Kiến nghị các hố móng trong đô thị chống đỡ bằng tường cọc khoan nhồi phải đưa hạng mục chống thấm cho tường từ ngay giai đoạn thiết kế để đảm bảo an toàn cho bản thân hố móng và công trình lân cận.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. PHÂN TÍCH SỰ CỐ CÔNG TRÌNH HỐ MÓNG SÂU
2.1. Giới thiệu công trình hố móng
2.2. Mô tả sự cố
2.3. Xử lý sự cố
3. TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH GIẢI PHÁP XỬ LÝ SỰ CỐ
3.1. Phương pháp tính toán
3.2. Tính toán kiểm tra ổn định của tường sau xử lý
3.2.1. Lập mô hình tính toán
3.2.2. Kết quả tính toán
3.2. Nhận xét
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] 刘国林, 王卫东, 深基坑工程手册第二版, 中国建筑工业出版社, 北京, 2009. Lưu Quốc Lâm, Vương Vĩ Đông, Sổ tay Công trình hố móng sâu, Nhà xuất bản Xây dựng Công nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh, 2009.
[2] 型钢水泥土搅拌墙技术规程, JGJ T199-2010, 中国建筑工业出版社, 北京, 2010. Tiêu chuẩn kỹ thuật cọc xi măng đất ép thép hình, JGJ T199-2010, Nhà xuất bản Xây dựng Công nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh, 2010.
[3] 上海强劲地基工程股份有限公司,上海宝山工程, 2012. Công ty TNHH Nền móng Qiangjin Thượng Hải, Công trình Bảo Sơn Thượng Hải, 2012.
[4] 梁志荣,水泥土搅拌桩取芯与取浆两种强度检测分析,岩土工程学报, 32, 435 – 439, 2010. Lương Trí Vinh, Phân tích đánh giá cường độ của mẫu đúc và mẫu khoan cọc xi măng đất, Tạp chí Địa kỹ thuật, số 32, pp 435 – 439, 2010.
[5] Nguyễn Quốc Dũng, Hướng dẫn thiết kế thi công cọc đất ximăng theo công nghệ Jet – Grouting, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 2014.
[6] Phạm Văn Minh. Xây dựng mô hình tính mặt bằng hố móng IPS bằng phần mềm MIDAS/GTS. Tạp chí Kết cấu & Công nghệ Xây dựng ISSN 1859-3194. 17(2): 5-14, 2015.
[7] Pham Van Minh, Vu Ba Thao, Nguyen Quoc Dung, Pham Dinh Van. Analysis on Innovative Prestressed Support System of Deep Excavation. GEOTEC HANOI 2016. Proceedings of Geotechnics for Sustainable Infrastructure Development - Geotec Hanoi 2016, Hanoi, 24-25 November 2016: 423-430. ISBN 978-604-82-1821-8, 2016.
[8] 上海启明星,深基坑支挡结构分析计算软件 FRWS 7.2, 2013. Qimingxing Thượng Hải, Phần mềm FRWS 7.2 Phân tích tính toán kết cấu tường chắn công trình hố móng sâu, 2013.
[9] Midas Geotechnical and Tunnel Analysis System, MIDAS Information Technology Co., Ltd.,., 2014.
[10] Nguyễn Bá Kế, Thiết kế và thi công hố móng sâu, Nhà xuất bản Xây dựng, 2010.
[11] 建筑基坑支护技术规程, JGJ120-2012, 北京, 2012. Tiêu chuẩn kỹ thuật chống đỡ hố móng sâu Trung Quốc, JGJ120-2012, Bắc kinh, 2012.
[12] 上海市基坑工程技术规范, DG/TJ08-61-2010, 上海, 2010. Tiêu chuẩn kỹ thuật chống đỡ hố móng sâu Thượng Hải, DG/TJ08-61-2010, Thượng Hải, 2010.
_________________________________________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Bài học xử lý sự cố cát chảy hố móng sâu bằng cọc xi măng đất
Vũ Bá Thao
Viện Thủy công
Phạm Văn Minh
Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: