TextBody
Huy chương 2

Bàn về công nghệ xây dựng đập bằng bê tông đầm lăn

29/05/2014

Bê tông đầm lăn (BTĐL) là một loại bê tông không có độ sụt được rải, san và sau đó đầm chặt bằng máy đầm lăn. Sử dụng BTĐL được xem là bước phát triển đột phát trong công nghệ xây dựng đập bê tông trọng lực công trình thủy điện, thủy lợi. Ưu điểm cơ bản của BTĐL là giá thành rẻ, tốc độ thi công nhanh, giảm được ứng suất nhiệt trong lòng khối đổ do lượng dùng xi măng thấp. Tuy nhiên BTĐL cũng có những nhược điểm không nhỏ đó là: chất lượng bám dính giữa các lớp đổ, tính chống thấm nước kém và chất lượng của BTĐL không đồng đều. Mặc dù công nghệ BTĐL đã được khẳng định là tối ưu áp dụng cho xây dựng đập trọng lực nhưng chỉ trong trường hợp khắc phục được những điểm yếu của loại hình công nghệ này. Bài viết trình bày một số quan điểm của tác giả bàn về ứng dụng công nghệ BTĐL trong xây dựng đập thủy lợi, thủy điện của Việt Nam hiện nay

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay trong rất nhiều báo cáo khoa học, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về bê tông đầm lăn ở Việt nam đều đưa ra một nhận xét gần giống nhau, đó là: Công nghệ bê tông đầm lăn (BTĐL) đặc biệt hiệu quả khi áp dụng cho xây dựng đập bê tông trọng lực. Khối lượng bê tông được thi công càng lớn thì hiệu quả áp dụng càng cao. Xây dựng đập bằng công nghệ BTĐL đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với đập dùng bê tông truyền thống và đập dùng đất đắp vì: Thi công nhanh, giá thành hạ, giảm chi phí cho các kết cấu phụ trợ, giảm chi phí cho biện pháp thi công. Tuy nhiên, công nghệ này cũng có những nhược điểm mà nếu không có biện pháp khắc phục sẽ gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý duy tu bảo dưỡng và vận hành đập BTĐL trọng lực

II. THỰC TRẠNG ĐẬP BÊ TÔNG ĐẦM LĂN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Tính đến năm 2012 Việt nam đã có khoảng 24 đập BTĐL đã được thi công hoặc đang trong giai đoạn thiết kế, có chiều cao lên đến trên 130m. Những đập BTĐL đã và đang được xây dựng ở nước ta chủ yếu công nghệ của Mỹ gọi tắt là RCC và công nghệ của Trung Quốc gọi tắt là RCCD - Roller Compacted Concrete Dams; Chỉ riêng có đập BTĐL của thủy điện Plei krong - Kontum áp dụng công nghệ của Nhật bản gọi là RCD - Roller Compated Dams. Đặc điểm của công nghệ này là sử dụng kết cấu “vàng bọc bạc”. Lõi đập là BTĐL, vỏ đập bao bọc bằng bê tông truyền thống CVC (Conventional Vibrated Concrete) chống thấm cao. Tuy nhiên đập Pleikrong của chúng ta được bao bọc bằng bê tông CVC nhưng khả năng chống thấm không cao, và thực tế đã xảy ra thấm khá mạnh trong thời kỳ đầu vào các hành lang kiểm tra và có cả những hiện tượng thấm ra phía hạ lưu.


Chi tiết bài báo xem tại đây: Bàn về công nghệ xây dựng đập bằng bê tông đầm lăn

Tác giả: PGS.TS. Hoàng Phó Uyên
Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Tạp chí KH&CN Thủy lợi

Ý kiến góp ý: