Bàn về phương pháp tính toán gia cố nền bằng cọc ximăng-đất
20/05/2014Bài viết đề cập đến những tồn tại trong phương pháp tính toán được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 385:2006 "Phương pháp gia cố nền bằng trụ đất xi măng" và TCCS 05:2010/VKHTLVN "Hướng dẫn sử dụng phương pháp Jet Grouting tạo cọc đất xi măng để gia cố đất yếu, chống thấm nền và thân công trình đất", đồng thời đề xuất một số điểm nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn đã nêu trên.
MỞ ĐẦU
Trong 10 năm trở lại đây, công nghệ trộn sâu (CDM) đã được ứng dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Công nghệ này gồm có 2 loại, khác nhau về cách thức trộn đất tại chỗ với chất kết dính. Một loại, trộn vữa xi măng với đất bằng cắt cánh gắn ở đầu cần khoan. Loại thiết bị này khi đất được cắt bằng cánh thì đồng thời chất kết dính (dạng bột hoặc dạng vữa) được bơm ra đầu mũi qua ruột cần khoan. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp trộn cơ (Mechanic). Loại thứ 2, đất được cắt bằng các loại tia có áp lực cao [1]. Phương pháp này gọi là phương pháp Jet-Grouting (JG). Tùy thuộc vào công nghệ 1 pha, 2 pha hay 3 pha mà đất được cắt bằng tia vữa, hay cả vữa và khí hoặc cả vữa, khí và nước. Cọc xi măng đất (XMĐ) được tạo ra trong quá trình cần khoan được rút lên, do trong quá trình rút cần khoan các tia với áp lực cao được phun ra ở đầu mũi khoan, chúng cắt đất và trộn với vữa tạo ra vật liệu XMĐ. Đối với phương pháp này, cọc XMĐ tạo ra phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan như loại đất, tốc độ rút cần, áp lực bơm vữa.v.v. Mặc dù cách thức tạo cọc XMĐ của hai phương pháp trên khác nhau nhưng về bản chất, không có sự khác biệt vật liệu XMĐ do hai phương pháp này tạo ra (chỉ khác nhau về chất lượng). Đối với phương pháp tính toán cũng tương tự như vậy.
Chi tiết bài báo xem tại đây: Bàn về phương pháp tính toán gia cố nền bằng cọc xi măng-đất
Tác giả: TS. Phùng Vĩnh An
Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Tạp chí KH&CN Thủy lợi
Ý kiến góp ý: