TextBody
Huy chương 2

Báo cáo thực địa kết quả thí nghiệm mô hình thủy lực phương án thiết kế công trình đầu mối Hồ chứa nước Bản Mồng tỉnh Nghệ An

29/08/2011

Ngày 19/7/2011, tại Khu nghiên cứu và đào tạo của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Phòng Thí nghiệm trọng điểm về động lực học Sông Biển đã tổ chức buổi báo cáo thực địa kết quả thí nghiệm mô hình thủy lực phương án thiết kế công trình đầu mối Hồ chứa nước Bản Mồng tỉnh Nghệ An

Ngày 19/7/2011, tại khu nghiên cứu và đào tạo của Viện, Phòng Thí nghiệm trọng điểm về động lực học Sông Biển thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức buổi báo cáo thực địa kết quả thí nghiệm mô hình thủy lực phương án thiết kế công trình đầu mối Hồ chứa nước Bản Mồng tỉnh Nghệ An.

 

Đến dự buổi báo cáo có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng, đại diện Cục Quản lý Xây dựng Công trình - Bộ NN&PTNT, đại diện Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Thủy lợi 4 và các Trung tâm Tư vấn liên quan.

 

Công trình đầu mối Hồ chứa nước Bản Mồng thuộc xã Yên Hợp, huyện Quỳnh Hợp, tỉnh Nghệ An gồm các hạng mục: Đập chính và đập phụ tạo hồ, tràn xả lũ, cống xả sâu, cống lấy nước tưới và cấp nước, cửa lấy nước tuyến năng lượng và nhà máy thủy điện. Với các thông số chính:

MNC: 65.00m; MNDBT        : 76.40m; MNTK(P=0.5%): 76.72m; MNLKT(P=0.1%): 78.51m

Lưu lượng xả qua tràn: Qxả TK(0.5%) = 5937.30m3/s; Qxả lũ(0.1%) =7335.6m3/s

Nhà máy thuỷ điện: kiểu hở, Công suất lắp máy Nlm = 42.0 MW

Với dung tích thiết kế 235 triệu m3, công trình Hồ chứa nước Bản Mồng là một trong những công trình đại thủy nông lớn nhất Bắc Miền Trung. Nhiệm vụ chủ yếu của công trình đầu mối hồ chứa nước Bản Mồng là cấp nước tưới cho 18.871 ha ven sông Hiếu, trong đó 2.713 ha tưới tự chảy, còn lại tưới bằng động lực; hoàn trả cho sông Cả về mùa kiệt khoảng 22 m³/s, kết hợp phát điện với công suất lắp máy khoảng 42 MW, Cấp nước cho công nghiệp, dân sinh và chăn nuôi trong vùng dự án; phát triển nuôi trồng thuỷ sản và tham gia cải tạo môi trường. Kết hợp giảm một phần lũ cho hạ du sông Hiếu.

Các hạng mục nghiên cứu thí nghiệm trên mô hình lòng cứng : 

- Mô hình tổng thể dẫn dòng xả lũ thi công mùa kiệt và mùa lũ (lL=65) bao gồm: Xả độc lập  qua cống (2 lỗ xả sâu) về mùa kiệt, xả kết hợp qua cống và 5 khoang tràn xây dở ở cao trình Ñ55.00m về mùa lũ.

- Mô hình tổng thể tràn xả lũ vận hành (lL=65): Xả lũ qua tràn xả mặt (mở cả 5 cửa cho chảy tự do hoàn toàn), Xả độc lập qua cống xả sâu (vượt tần suất thiết kế), Xả kết hợp qua tràn xả mặt và cống xả sâu (riêng với lũ thiết kế thí nghiệm thêm trường hợp mở 2 cống và kẹt 1 cửa tràn).

M.T

Ý kiến góp ý: