Biến động mặt cắt ngang bãi biển tại Hải Hậu theo một số thời kỳ và theo chế độ mùa
01/06/2017 Bài báo trình bày kết quả phân tích số liệu thực đo mặt cắt ngang bãi biển tại Hải Hậu dựa trên số liệu đo đạc các thời kỳ 1985-1990, 1990-1995 và 2005-2010. Kết quả phân tích, thống kê sẽ đưa ra được những dạng phương trình đặc trưng, mặt cắt bãi cân bằng và tính diễn biến bãi trong điều kiện thời tiết cực đoan. I. MỞ ĐẦU Bãi biển Nam Định nói chung và bãi biển Hải Hậu nói riêng là một trong những bãi biển xảy ra hiện tượng xói lở mạnh nhất khu vực Bắc Bộ. Tại vùng biển Hải Hậu, một số đoạn hầu như không còn bãi (Hải Hòa, Hải Thịnh), biển đã tiến sát chân đê kể cả vào lúc mực nước triều thấp. Những đoạn khác dọc bờ biển Hải Hậu cũng đang xảy ra quá trình biển lấn, bãi biển ngày càng bị thu hẹp. Vấn đề xói bãi, sạt lở đê biển ở Hải Hậu luôn là vấn đề nóng bỏng và cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố. Trong bài báo này, các tác giả đề cập đến việc phân tích, đánh giá các quá trình diễn biến bãi tại khu vực Hải Hậu dựa vào những số liệu đo đạc thực tế trong các thời kỳ 1985-1990, 1990-1995 và 2005-2010. Từ các số liệu thực đo này sẽ tiến hành phân tích để thấy được diễn biến bãi biển khu vực nghiên cứu trong khoảng 30 năm trở lại đây. Từ đó có thể đưa ra được các dạng mặt cắt đặc trưng tại mỗi khu vực theo từng thời kỳ, từng mùa và dạng mặt cắt cân bằng động tại khu vực nghiên cứu. Ngoài ra các tác giả còn ứng dụng mô hình SBEACH để tính biến đổi bãi trong điều kiện bão, để xem xét sự biến động của bãi biển trong điều kiện thời tiết cực đoan có tác động đến vùng biển Hải Hậu. II. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU III. BIẾN ĐỘNG MẶT CẮT BÃI BIỂN THỰC TẾ THEO TỪNG THỜI KỲ 3.1. Đặc điểm biến động mặt cắt theo từng thời kì 3.2. Nhận xét chung về quy luật biến động mặt cắt bãi biển khu vực nghiên cứu IV. MẶT CẮT NGANG ĐẶC TRƯNG VEN BIỂN HẢI HẬU - NAM ĐỊNH 4.1. Cơ sở lý thuyết và phương pháp thực hiện 4.2. Mặt cắt đặc trưng theo từng khu vực 4.3. Mặt cắt đặc trưng cho từng thời kì 4.4. Mặt cắt đặc trưng theo mùa 4.5. Tính toán mặt cắt cân bằng tại khu vực nghiên cứu V. TÍNH TOÁN BIẾN ĐỘNG MẶT CẮT BÃI TRÊN MÔ HÌNH TOÁN VI. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. NGUYEN Viet Thanh, ZHENG Jin-hai and ZHANG Chi, “Beach Profiles Characteristics Along Giao Thuy and Hai Hau Coasts” [2]. Dally, W., Dean, R., Dalrymple, R., 1985. “Wave height variation across beaches of arbitrary profile”. J. Geophys. Res. 90 (C6), 11917-11927. [3]. Dean, R.G., 1977. “Equilibrium beach profiles: U.S. Atlantic and Gulf coasts. Department of Civil Engineering, Ocean Engineering Report No. 12, University of Delaware, Newark, DE” [4]. M. González, R. Medina , M.A. Losada. “Equilibrium beach profile model for perched beaches” [5]. Địa chí Hải Hậu, 2009; Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện Hải Hậu. [6]. Nguyễn Khắc Nghĩa, 2012 “Nghiên cứu xác định mặt cắt cân bằng của bãi, mái đê kè biển dưới tác dụng của các yếu tố động lực ven bờ trong điều kiện gió mùa và bão tại một số trọng điểm xói lở ven biển Bắc bộ và Trung bộ” (2012) [7]. Nguyễn Khắc Nghĩa, 2009 “Nghiên cứu giải pháp KHCN xây dựng đê biển chống được bão cấp 12, triều cường (Từ Quảng Ninh đến Ninh Bình)” Đề tài trọng điểm cấp Bộ. Xem bài báo tại đây: Biến động mặt cắt ngang bãi biển tại Hải Hậu theo một số thời kỳ và theo chế độ mùa Tác giả: ThS. Doãn Tiến Hà, PGS.TS. Trương Văn Bốn, KS. Mạc Văn Dân TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc Gia về Động lực học Sông Biển
TS. Trần Hồng Thái - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia
Ý kiến góp ý: