TextBody
Huy chương 2

Biến động nguồn nước mùa lũ hàng năm do ảnh hưởng của các hồ đập thượng lưu và diến biến lũ năm 2018 ở đồng bằng sông Cửu Long

27/07/2021

Đồng bằng Sông Cửu Long bị ảnh hưởng lũ hàng năm từ thượng nguồn sông Mê Công, với diện tích ngập lũ dao động từ 1-2 triệu ha, mực nước lũ lớn nhất hàng năm tại trạm đầu nguồn Tân Châu dao động trong khoảng 2,4-5,1m. Lũ lớn (>4,5m) thường gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng, thiệt hại người và tài sản. Bên cạnh các tác hại do lũ gây ra, lũ cùng đem lại nhiều lợi ích cho đồng bằng: bồi đắp phù sa, nguồn lợi thủy sản, cải tạo môi trường đất và nước. Các vụ canh tác chính trên đồng bằng, vụ Đông Xuân và Hè Thu đều né tránh thời kì lũ cao để giảm thiệt hại và khai thác các lợi ích mà lũ đem lại. Phát triển thủy điện ở thượng lưu đã và sẽ làm thay đổi diễn biến ngập lũ trên đồng bằng. Nghiên cứu đã phân tích chỉ ra các thay đổi lũ hàng năm trên đồng bằng theo các kịch bản phát triển thủy điện ở thượng lưu từ giả thiết trong thời gian tới có thể lặp lại chuỗi khí tượng thủy văn tương tự như trong quá khứ từ 1924 đến 2014 đồng thời chỉ ra qui luật đó ứng với lũ 2018.

1. TỔNG QUAN*

2. CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở số liệu

2.2. Quá trình phát triển trên lưu vực

2.3. Phương pháp nghiên cứu

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thay đổi về tần số lũ xuất hiện ứng với các kịch bản phát triển thủy điện thượng lưu, dựa theo tổng lượng lũ

3.2. Thay đổi số lượng lũ ứng với các cấp báo động tại Tân Châu theo các kịch bản phát

triển thủy điện ở thượng lưu

3.3. Dự báo lũ năm 2018 và thực tế diễn biến lũ vùng ĐBSCL

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

[1] Tổng cục thống kê, Diện tích và sản lượng lương thực phân theo các địa phương, website http://www.gso.gov.vn;

[2] MRC, Ủy hội sông Mê Công (2013), MRC Toolbox, Viêng Chăn, Lào;

[3] MRC, Ủy hội sông Mê Công (2015), Hymet – phần mềm cập nhật dữ liệu trực tuyến;

[4] MRC, Ủy hội sông Mê Công (2010), Impact assessment of climate change and development on Mekong flow regimes, Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và phát triển đến chế độ dòng chảy sông Mê Công, Viêng Chăn, Lào;

[5] Nguyễn Quang Kim (2011), Đề tài KC08-11/06-10: Nghiên cứu giải pháp khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước tương thích với các kịch bản phát triển công trình ở thượng lưu để phòng chống hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL, Trường Đại học Thủy lợi - Cơ sở 2, Tp. Hồ Chí Minh;

[6] Tô Quang Toản (2015), Đề tài KC08.13/11-15: Nghiên cứu tác động của các bậc thang thủy điện dòng chính đến thay đổi dòng chảy, môi trường và kinh tế xã hội vùng ĐBSCL và đề xuất các giải pháp thích ứng, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Tp. Hồ Chí Minh;

[7] Tô Quang Toản và nnk (2016), Phân tích ảnh hưởng của các hồ đập thượng lưu đến thay đổi đỉnh lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Thủy lợi và Môi trường, Số 52, ĐHTL Hà Nội.

[8] Trần Minh Tuấn, Tô Quang Toản (2018), Báo cáo nguồn nước năm 2018, Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Hè Thu 2018 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Thu Đông, vụ Mùa năm 2018 vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL, Tây Ninh 7/2018.


Chi tiết bài báo xem tại đây: Biến động nguồn nước mùa lũ hàng năm do ảnh hưởng của các hồ đập thượng lưu và diến biến lũ năm 2018 ở đồng bằng sông Cửu Long

Tô Quang Toản, Trần Minh Tuấn
Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: