Bổ sung nhân tạo nước dưới đất từ nguồn nước xả thừa của hồ chứa vừa và nhỏ khu vực Tây Nguyên
24/07/2018Bài báo đề xuất giải pháp tăng cường trữ lượng nước dưới đất bằng các công trình bổ sung nhân tạo. Nguồn bổ cập sử dụng lượng nước trên mực nước dâng bình thường của các hồ chứa vừa và nhỏ trên địa bàn Tây Nguyên. Kết quả tính toán tại hồ chứa Ea Kring cho thấy, tầng chứa nước trong đất đá bazan lỗ hổng – khe nứt có thể tiếp nhận từ 168,3 – 219 m3/ngày/giếng.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bổ sung nhân tạo nước dưới đất (BSNT NDĐ) đã và đang được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới với rất nhiều lý do: nhằm gia tăng lượng nước dưới đất cho cấp nước; Cải thiện chất lượng nước; Chứa nước tại các vùng lượng cung cấp nước nhạt thay đổi rõ rệt theo các mùa trong năm; Giữ nước dưới đất ở mức không đổi để phòng ngừa các thiệt hại đối với các công trình xây dựng do sụt lún mặt đất, rửa mặn, lưu trữ nước,...[8].
Khu vực Tây Nguyên với nhiều đặc thù riêng, lượng nước mưa, nước mặt trong mùa mưa có trữ lượng rất lớn, thường chảy tràn và tiêu thoát gây nên lãng phí tài nguyên, trong khi mùa khô lại thiếu nước trầm trọng ở nhiều nơi. Việc lựa chọn giải pháp lưu trữ nước trong các tầng chứa nước ngầm có tính khoa học và thực tiễn cao. Một số kết quả nghiên cứu, đề xuất tăng cường trữ lượng nước ngầm từ việc lưu trữ nước mưa, nước mặt đã cho thấy tính phù hợp của các giải pháp này [3,4]. Việc áp dụng để BSNT NDĐ từ nguồn nước hồ chứa vừa và nhỏ cũng cần được lựa chọn phương pháp phù hợp và tính toán kỹ thuật để tăng hiệu quả lưu trữ nước và đảm bảo điều kiện kinh tế hiện nay [7].
Việc nghiên cứu lựa chọn các giải pháp BSNT NDĐ cho các tầng chứa nước khu vực Tây Nguyên bằng các công trình kỹ thuật nhằm đánh giá tính hiệu quả và phù hợp của dạng công trình này đối với mục đích lưu trữ và cấp nước trong mùa khô là rất cần thiết.
2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1 Lựa chọn nguồn nước bổ sung
2.2 Các tầng chứa tiếp nhận nguồn nước bổ sung
3. THIẾT KẾ MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM
3.1 Vị trí thiết kế mô hình thử nghiệm
3.2 Sơ đồ công nghệ
3.3.Đánh giá chất lượng nguồn nước bổ cập
3.4 . Đánh giá trữ lượng nguồn nước bổ cập
3.5. Khả năng tiếp nhận nguồn nước bổ cập của tầng chứa nước
3.6. Thiết kế chi tiết hệ thống bổ sung nhân tạo nước dưới đất
4. HIỆU QUẢ BSNT NDĐ TỪ NGUỒN NƯỚC HỒ CHỨA THỦY LỢI EA KRING
5. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Khoa học và công nghệ (2012), TCVN 9149:2012: Công trình thủy lợi – Xác định độ thấm nước của đá bằng phương pháp thí nghiệm ép nước và lỗ khoan.
[2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Dự án Điều tra và phân loại các hệ thống thủy lợi trên phạm vi toàn quốc, Hà Nội.
[3]. Đoàn Văn Cánh và nnk (2010). Tài nguyên nước vùng Tây Nguyên và giải pháp thu gom nước mưa, nước mặt đưa vào lòng đất bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Tạp chí Địa chất, số 320, tr 188- 195.
[4]. Đoàn Văn Cánh, Phạm Quý Nhân (2005), Nước dưới đất trong các thành tạo bazan ở Tây Nguyên và sự cần thiết bổ sung nhân tạo cho nước dưới đất, Tuyển tập Báo cáo hội thảo khoa học Unesco - Việt Nam.
[5]. Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tai nguyên nước miền Trung, 2014. Chuyên khảo Nước dưới đất Tây Nguyên.
[6]. Viện Khoa học Thủy lợi (2010), Dự án Điều tra đánh giá hiện trạng cấp nước sạch nông thôn 7 vùng kinh tế và đề xuất các giải pháp xử lý, Hà Nội.
[7]. Nguyến Huy Vượng và nnk, 2014. Bổ sung nhân tạo nước dưới đất từ nguồn nước hồ chứa vừa và nhỏ khu vực Tây Nguyên. Tuyển tập HNKH Địa lý toàn quốc lần thứ 8.
[8]. L. Huisman, TN. Olsthoorn (1998), Artificial groundwater recharge, Pitman Advanced publishing program, London.
Xem bài báo tại đây: Bổ sung nhân tạo nước dưới đất từ nguồn nước xả thừa của hồ chứa vừa và nhỏ khu vực Tây Nguyên
Tác giả:
TS. Đặng Hoàng Thanh, KS. Nguyễn Huy Vượng
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: