Bơm ly tâm hút sâu
08/05/2022Công nghệ: Bơm ly tâm hút sâu - Deep suction centrifugal pump
- Bơm hút sâu có nguồn gốc lý thuyết và kết cấu giống bơm ly tâm thông thường, nhưng chúng khác nhau về khả năng tạo ra cột hút chân không cho phép trong buồng bơm .Bơm ly tâm thông thừờng có cột hút chân không thấp [HCK ]=4…6 m, còn bơm ly tâm hút sâu có khả năng tạo ra cột hút chân không lớn hơn, đạt giá trị: [HCK] =7…8,0m .
- Sau 13 năm (2001-2013 )chống hạn bằng bơm ly tâm hút sâu có hiệu quả ( trừ máy bơm dầu Diezen), độ bền cao ,ổn định và phù hợp với trình độ dân trí , trình độ quản lý nên bơm hút sâu đã đựơc lắp đặt sử dụng 153 tổ máy bơm ỏ 20 tỉnh thành nứơc ta: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình , Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình , Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi ,Bình Định…
Xuất xứ
Trong nông nghiệp nước ta sử dụng rất nhiều bơm ly tâm lắp đặt ở ven sông cấp nước phục vụ sản suất và đời sống . Loaị bơm ly tâm thông thường này có cột hút chân không thấp [HCK] = 4 ¸ 6,0 m. với cột hút chân không này bơm chỉ cho phép lắp đặt ở chiều cao hút địa hình thấp: Hhút £ 5 m. Trong thực tế mực nước sông suối giữa mùa mưa và mùa cạn dao động khá lớn, độ chênh lệch mực nước này 5 ¸ 7m là phổ biến, có những nơi là 10- 15 m. Việc sử dụng bơm ly tâm có cột hút thấp HHUT £ 5m sẽ bị ngập lũ vào mùa mưa bão, người quản lý phải tháo chạy máy để chống ngập, trong khi đó trong đê nội đồng vẫn bị hạn hán cần bơm nước mà máy bơm đã bị tháo di chuyển không hoạt động đựơc. Nếu lắp đặt bơm ở vị trí cao hơn 5m thì bơm sẽ bị treo trõ không hút được nước khi nứơc sông hạ thấp vào mùa cạn.
Mặt khác, để tránh xảy ra xâm thực trong máy bơm ly tâm, khi xây dựng công trình trạm phải đào đất hạ thấp cao trình đặt máy. Như vậy, công trình nhà trạm sẽ phức tạp hơn, khi nứớc sông dâng cao phải tháo chạy máy chông ngập lũ.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các dạng trạm bơm ven sông để hạn chế ngập lũ máy bơm vào mùamưa bão ở nước ta thường áp dụng như sau:
1. Trạm bơm phao thuyền nổi theo mực nước
2. Trạm bơm trục ngang có 2 tầng đặt máy
3. Trạm bơm hướng trục đặt xiên trên đê
4. Trạm bơm trục ngang trựợt trên ray-sừơn đê
5. Trạm bơm trục đứng trên khung cột ven sông
6. Trạm bơm chìm
- Mỗi dạng trạm bơm nói trên đều có ưu điểm riêng, nó được lựa chọn áp dụng là tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình và tài chính của từng địa phương.
- Nhìn chung các giải pháp chống ngập lũ máy bơm nói trên có kết cấu nhà trạm phức tạp, giá thành công trình còn cao , nếu xây dựng trạm bơm công suất nhỏ thì hiệu quả đầu tư rất thấp.
Như vậy, thực tế sản xuất yêu cầu nghiên cứu chế tạo ra lọại máy bơm ly tâm có cột hút chân không lớn hơn đạt HCK= 8 m. Nhờ đó, sẽ cho phép lắp bơm ở chiêu cao hút lớn hơn đạt HHút= 7,0 m , lớn hớn các bơm thông thừơng 2- 3 m, máy bơm sẽ hút đựơc nước vào mùa khô để chống hạn, hạn chế ngập lũ máy bơmvào mùa mưa bão.
- Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cần thíết sử dụng bơm ly tâm hút sâu , năm 1996 tác giả Trần Văn Công - Viện KHTL đã hình thành ý tửơng nghiên cứu chế tạo bơm hút sâu đạt cột hút chân không lớn HCK=8,0m, để lắp đặt ở các trạm bơm ven sông, có chiều cao hút địa hình lớn HHúT = 7,0m nhằm tránh ngầp lũ máy bơm vào mùa mưa và hút đựoc nuớc chống hạn vào mùa khô khi nứơc sông hạ thấp.
Đến năm 1997 chính thức đựơc Bộ giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ nghiên cứu trong luận án Tiến sỹ với đề tài: Nghiên cứu nâng cao khả năng hút của bơm ly tâm.
Trong luận án Tiên sỹ tác giả TrầnVăn Công đã nghiên cứu và chế tạo thành công bơm ly tâm hút sâu có cột hút chân không lớn [Hck] = 8,0 m nhờ kết quả đó đầu năm 2001 tác giả Trần Văn Công đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại trừơng Đại học Bách khoa Hà Nôi . Kể từ năm 2001 công nghệ bơm ly tâm hút sâu đã ra đời
Quá trình nghiên cứu
Sau nhiều năm lăn lôn bám sát thực tế, ý tưởng nghiên cứu chế tạo bơm hút sâu đựơc hình thành từ năm 1996, đến năm 1997 chính thức đựơc Bộ giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ nghiên cứu trong luận án Tiến sỹ với đề tài : Nghiên cứu nâng cao khả năng hút của bơm ly tâm...
Khi làm luận án tiến sỹ, tác giả Trần Văn Công đã tự đầu kinh phí nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm 14 mẫu cánh bơm hút sâu đạt đựợc cột hút chân không HCK=8,0m. Quá trình nghiên cứu cụ thể phục vụ luận án tiến sỹ như sau:
-Tháng 7-1998, bơm hút sâu đầu tiên HS150–11 được chế tạo và thử nghiệm bị thất bại, chỉ đạt HCK=5,5 m ( so với yêu cầu HCK=8,0 m).
- Tháng 12-1998, bơm hút sâu HS200-15 được chế tạo và thử nghiệm thành công đạt HCK=8,0m .- Tháng 7-1999, bơm hút sâu HS250-33 được chế tạo và thử nghiệm thành công đạt HCK=8,0m.
- Từ tháng 3-2000 đến tháng 6-2000, tác gỉa đã lần lựợt chế tạo và thử nghiệm thành công liên tiếp 11 mẫu cánh bơm hút sâu khác. Như vậy, trong tổng số 14 mẫu cánh bơm , có 1 mẫu cánh đầu tiên bị thất bại
- Nhờ nghiên cưú chế taọ thành công các mẫu cánh bơm ly tâm hút sâu, tháng 3 –2001 tác giả đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ về đề tài nghiên cứu bơm ly tâm hút sâu tại trường ĐHBK HNội
Kể từ năm 2001 công nghệ bơm ly tâm hút sâu đã ra đời và tác giả tiếp tục say mê nghiên cứu chế tạọ ứng dụng nhiều loại bơm ly tâm hut sâu phục vụ chống hạn nông nghiệp ở nươc ta
Quy trình Công nghệ
- Tiêu chuẩn đạt được:
- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác:
- Cột hút chân không của bơm hút sâu đạt khá cao [HCK] = 7-8 m
+ Bơm ly tâm thông thường có cột hút chân không thấp [HCK]= 4- 6m.. còn bơm ly tâm hút sâu có khả năng tạo ra cột hút chân không lớn hơn, đạt giá trị:
[HCK] =7…8m, lớn hơn các bơm thông thường 2- 3 m, cho phép hút nước sông suối vào mùa cạn mà các bơm thông thừơng hay bị treo trõ không hút đựơc
+ Tùy thuộc vào diên tích cánh tác cần chống hạn, bơm ly tâm hút sâu đã chế tạo có lưu lượng Q= 50- 1500m3/h
+ Tùy thuộc vào chiều cao địa hình và chiều dài ống đẩy , bơm hút sâu đã chế tạo có cột áp H= 10-150m
+ Tùy theo công suất yêu cầu , bơm hút sâu đã chế tạo có công xuất động cơ kéo bơm N= 7- 130kw
Quá trình hoàn thiện công nghệ
- Sau khi nghiên cưú chế taọ thành công các mẫu cánh bơm ly tâm hút sâu, tháng 3 –2001 tác giả bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ về đề tài nghiên cứu bơm ly tâm hút sâu tại trường ĐHBK Hà Nội
- Kể từ năm 2001 công nghệ bơm ly tâm hút sâu đã ra đời và tác giả đã tiếp tục say mê nghiên cứu chế tạọ ứng dụng để hòan thiện công nghệ bơm ly tâm hút sâu nhằm phục vụ chống hạn nông nghiệp ở nươc ta tốt hơn
- Đầu năm 2003 Bộ nông nghiệp và PTNT giao nghiệm vụ nghiên cứu đề tài công nghệ: Nghiên cứu thiết kế chế tạo bơm ly tâm hút sâu đạt HCK=6,0 - 8,0m
- Trong đề tài đã nghên cứu tác giả chế tạo đucọ 4 loaị bơm ly tâm hút sâu phục vụ chống hạn đó là bơm hút sâu HS200-15,HS200-22, HS250-22, HS300-33
- Năm 2006 , Bộ nông nghiệp & PTNT tiếp tục giao nhiêm vụ thực hiện dự án hoàn thiện công nghệ nghiên cứu chế tao bơm hút sâu phục vụ chống hạn nông nghiệp.
- Trong dự án hòan thiện công nghgệ tác giả đã nghiên cứu chế tạo 7 loaị bơm ly tâm hut sâu phục vụ chống hạn đó là HS200-15, HS200-22, HS200-33, HS250-22, HS250-33, HS300-33, HS300-55.
- Sau khi hoàn thành dự án , bằng nguồn vốn của các hợp đồng kinh tế nhièu tỷ đồng, tác giả đã tiếp tục đầu tư thiết kế chế tạo nhiều loaị bơm ly tâm hút sâu phục vụ bơm chống hạn cho nhiều địa hình khác nhau trên cả nuớc. Bơm có cột hút chân không [HCK] =8,0 m với nhiều cột áp H, lưu lượng Q khác nhau .đó là 24 loại bơm sau :
HS100-7, HS100-11, HS100-14, HS100-18, HS100-22, HS100-55, HS100-75
HS150-7, HS150-11, HS150-15, HS150-22,
HS200-11, HS200-45, HS200-55, HS200-75
HS250- 45, HS250-55, HS250-65, HS250-75
HS300-45, HS300-65, HS300-75
HS350-55, HS350- 75
Đến nay 2013 đã trải qua 12 năm nghiên cứu chế tạo và lắp đắt sử dụng bơm ly tâm hút sâu ở các tỉnh trung du miền núi , bơm ly tâm hút sâu phục vụ chống hạn có hiệu qủa, độ bền cao , làm việc ổn định , đem lại lợi ích kinh tế cao cho nông nghiệp nông thôn miền núi.
Các lĩnh vực áp dụng
- Bơm chống hạn nông nghiệp vùng ven sông bằng Bơm ly tâm hút sâu, máy bơm hút nước sông suối vào mùa cạn phục vụ tứơi nông nghiệp, tưới cà fê, cây công nghiệp
- Bơm chống hạn cho các vùng cách xa nguòn nứơc hàng nghìn mét . Máy bơm hút sâu do Viện chế tạo, đã sử dụng bơm cấp nứoc lên quảr đồi cao 25m sau đó đây đi xa 1500m để cấp nứơc chống hạn cho các vùng cách xa nguồn nứơc ( ở Bắc Giang)
- Bơm chống hạn cung cấp nứơc ngọt cho các vùng xâm nhập mặn ven biển vào mùa cạn. Năm 2010 huyện Hậu Lộc-Thanh Hóa bị xâm nhập mặn ở vùng ven biển, Viện đã sử dụng bơm hút sâu, lấy nước ngọt từ phía tây sông De đẩy qua lòng sông bị nhiễm mặn bằng ống nhựa HDPE và đẩy sang phía đông sông De dài hơn 300 m để cấp nước ngọt cho 600 Hađất canh tác.
- Bơm hút xa nước biển 200m phục vụ nuôi trồng thuỷ sản trên cát
- Bơm hút chất thải chăn nuôi , môi trừờng đô thị
- Bơm hút hố móng và đẩy cao phục vụ công trình xây dựng, thủy lợi ,thuỷ điện
- Bơm hút sâu nứơc sông suối đẻ cấp nước sinh hoạt cao áp cho các công trình, nhà máy công nghiệp ở miền núi
-Bơm hút và đẩy xa tiêu úng cục bộ khu đô thi, khu công nghiệp có Q= 2000- 3000m3/h .
Ưu điểm
- Bơm ly tâm hút sâu có khả năng hút nước sông suối vào mùa cạn để chống hạn
Bơm ly tâm thông thường có cột hút chân không thấp [HCK]= 4- 6m. chỉ cho phép lắp hút nước ở chiều cao hút địa hình thấp: Hhút £ 5 m. Còn bơm ly tâm hút sâu có khả năng tạo ra cột hút chân không lớn hơn, đạt giá trị: [HCK] =7…8m, cho phép bơm hút nước ở chiều cao hút lớn hơn HHút= 6,0 ¸7,0m, lớn hơn các bơm thông thường 2- 3 m, cho phép hút nước sông suối vào mùa cạn mà các bơm thông thừơng hay bị treo trõ không hút đựơc
- Bơm ly tâm hút sâu có khả năng chống ngập lũ máy bơm mùa mưa bão cao hơn bơm ly tâm t hông thường 2-3m
Bơm ly tâm thông thường lắp đặt ở chiều cao hút thấp Hhút £ 5m nên hay bị ngập lũ mùa mưa bào , còn Bơm ly tâm hút sâu đựoc lắp đặt ở trên cao hơn Hhút £ 7.0 m nên khả năng chống ngập lũ máy bơm vào mùa mưa bão lớn hơn Bơm ly tâm thông thường là 2-3m
- Bơm ly tâm hút sâu có địa bàn lắp đặt phục vụ bơm chống hạn trên moị địa hình cả nước. Bơm ly tâm hút sâu do Viện đã chế tạo có thông số cột áp toàn phần H=10-150 m, lưu lượng bơm Q= 50-1500 m3/h , công xuất động cơ điện N= 7- 130 kw. đảm bảo bơm chống hạn phục vụ cho tất cả các địa hinh trên cả nứơc, lắp đặt ở trong nội đồng nơi có cột hút thấp hoặc ven sông suối nơi có cột hút cao Hhút £7.0 m.
- Hiệu xuất máy bơm ly tâm hút sâu khá cao
Khi lắp đặt bơm ở chiều cao hút lớn vùng ven sông , bơm ly tâm hút sâu vẫn hút được nước, khi lắp đặt bơm ở nội đồng nơi có cột hút thấp, thì lưu lượng nước và hiệu xuất của bơm ly tâm hút sâu sẽ lớn hơn nhiều so với bơm ly tâm thông thường có cùng công suất.
- Kết cấu máy bơm và nhà trạm bơm ly tâm hút sâu đơn giản , thi công nhanh và giá thành xây dựng tòan bộ công trình thấp: Bơm ly tâm hút sâu cho phép lắp đặt ở chiều cao hút lớn nên kết cấu nhà trạm đơn giản, giảm chi phí đào đất hạ thấp cao trình đặt mắy, giảm chi phí vật tư xây dựng, thi công nhanh và giảm giá thành toàn bộ công trình.
- Bơm ly tâm hút sâu có làmviệc ổn định đọ bền cao, quản lý vận hành đơn giản thuận lợi:
Bơm ly tâm hút sâu của Viện đã chế tạo và lắp đặt, làm việc rất ổn định, độ bền cao, ít xảy ra hư hỏng, đảm bảo bơm nước kịp thời cho mùa vụ, tăng năng suất cây trồng. Quản lý vận hành đơn giản thuận lợi, chi phí sửa chữa máy bơm rất thấp.
- Trong nước chủ động sản xúất và cung cấp bơm hút sâu để lắp đặt và sửa chữa:
Bơm ly tâm hút sâu được chế tạo trong nước và làm chủ được công nghệ nên cung cấp kịp thời thiết bị và phụ kiện thay thế để phục vụ sản suất tốt.
- Bơm hút sâu cho ơhép hút xa nứớc biển 200m để phục vụ nuôi trông thủy sản trên cát:
Nhờ có cột hút chân không lớn [HCK ]=8,0m bơm hút sâu còn được áp dụng để hút xa nước biển ở khoảng cách 200m để hút nước biển phục vụ nuôi tôm trên bãi cát.
- Bơm ly tâm hút sâu có cột hút chân không lớn [HCK ]=8,0m, nên còn được áp dụng để bơm hút bùn cát, bơm hút hố móng công trình thủy lợi thủy điện, bơm hút chất thải chăn nuôi gia súc gia cầm và nhiều lĩnh vực công nghiệp khác .
- Chống hạn bằng bơm ly tâm hút sâu ở các tỉnh miền núi đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn , góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Ở miền núi trước kia tưới lúa bằng nước mưa của trời nên chỉ cấy đợc 1 vụ lúa từ 6 tháng cuối năm, năng xuất rất thấp , nhân dân bị đói thiếu lúa gạo 8 tháng / năm. Nay có trạm bơm ly tâm hút sâu đã chủ động chống hạn cấp nước kịp thời nên cấy được 2 vụ lúa và 1 vụ rau màu, năng suất cây trồng tăng lên gấp 3 lần/vụ, thu hoạch hàng năm từ sản xuất nông nghiệp của địa phương tăng lên 6 lần, đời sống nhân dân khá hơn nhiều so với trước. Nhờ đó các địa phơng miền núi đã xoá đói giảm nghèo, tăng cường an ninh kinh tế xã hội.
Quy mô và địa chỉ đã ứng dụng
Nhờ chống hạn bằng bơm ly tâm hút sâu có hiệu quả ( trừ máy bơm dầu Diezen), độ bền cao ,ổn định và phù hợp với trình độ dân trí , trình độ quản lý nên bơm hút sâu đã đựơc lắp đặt sử dụng 153 tổ máy bơm ỏ 20 tỉnh thành nứơc ta: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình , Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình , Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi ,Bình Định…
1 | Huyện Đồng Hỷ- Huyện Phú Lương, Huyện Phú Binh, Huyện Võ Nhai, Huyện Phổ Yên,Thành phố Thái nguyên, Huyện Định Hóa, Huyện LươngSơn, thuộc Tỉnh Thái Nguyên | |
2 | Huyện Kim Bôi, Huyện Kỳ Sơn, Thành phố Hòa Bình, Huỵện Lạc Sơn, Huyện LạcThủy, thuộc Tỉnh Hòa Bình | |
3 | Huyện Na Rì, Huyên Chợ Đồn , Huyện Ngân Sơn , Huyện Ba bể, Thuộc Bắc Cạn | |
4 | Huyện Phong Điền, Huyện A Lưới ,thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế | |
5 | Huyện Tân Kỳ- Huyện Diễn Châu, Trung tâm Nuôi trồng Hảỉ Sản- Đại học Vinh- Huyện Nam Đàn , thuộc tỉnh nghệ An | |
6 | Trại bò Phú Lâm - Tuyên Quang | |
7 | Quận Long Biên-Khoa kỹ thuật biển- Đại học Thủy lợi, TP Hà Nội | |
8 | Huyên Tràng Định- Huyện Bắc Sơn, Huyện Lộc Bình, Huyện Cao Lộc, Huyện Hữu Lũng, Huyện Chi Lăng, thuộc Lạng Sơn | |
9 | Trạm Thủy Nông Đầm Hà , Huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh | |
10 | Huyên Tân Yên- Huyện Việt Yên , Huyện Lục Ngạn, Huyện Sơn Động, Huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang | |
11 | Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bình Định, Huyện Phú Mỹ,Huyện Phú tài, tỉnh Bình Định | |
12 | Công trình tại thủy điện Cửa Đạt – Huyện Thường Xuân, Huyện Vĩnh Lộc, Huyện Yên Định, Huyện Hậu Lộc, Huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hóa | |
13 | Huyện Tam Nông, Huyện Thanh Thuỷ, Huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ | |
14 | Tuy điện Sông Tranh 2- Huyện Bắc Trà My, Quảng Nam | |
15 | Nho Quan, tỉnh Ninh Bình | |
16 | Huyện Vĩnh Tường, Huyện Lập Thạch, Huyện Bình Xuyên, Thi xã Phúc yên, TP. Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc | |
17 | Huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi | |
| Tổng số máy 2001-2013 | 166 tổ máy bơm các loạị |
Một số thông tin liên quan
Năm 2001 Bơm ly tâm hút sâu ra đời nhằm mục đích phục vụ bơm chống hạn ở các trạm bơm ven song suối để hút đựơc nước vào mùa cạn khi nước sông hạ thấp.
Đã hơn 12 năm chống hạn bằng bơm ly tâm hút sâu (2001-2012) tất cả các địa phương sử dụng đánh tốt và sử dụng chống hạn có hiệu quả ( trừ máy bơm dầu diezen) nó phù hợp với dân trí và trình độ quản lý của người dân nông thôn nước ta. Vào mùa cạn các trạm bơm đã hút đươc nước mà không bị treo trõ, bơm cấp nước kịp thời chống hạn cho sản xuất. Nhờ chủ động chống hạn bằng bơm ly tâm hút sâu bà con đã tăng mùa cấy trồng từ 1 vụ thành 2 vu/ năm . Nhờ chủ động cấp nước kịp thời nên năng suất lúá hoa màu tăng lên gấp 3 lần so với trước, đưa tổng thu thập của địa phương hàng năm từ sản xúất nông nghiệp tăng gấp 6 lần so với trước kia không có bơm hút sâu để chống hạn. Nhờ đó đời sống kinh té văn hóa an ninh xã hội phát triển tốt hơn, Có địa phương đã nói với chúng tôi: nhờ chông hạn bằng bơm hút sâu mà nhân dân địa phương đã đổi đời về kinh tế và xấy dưng cơ sở vật chất, không còn đói nghèo và xóa bở nhà sàn tre lá thành nhà xây máy bằng kiên cố lên tới 90% tống số hộ trong bản làng ( xã Xào Báy- Kim Bôi- Hoà Bình).
Tác giả đó trải qua nhiều thăng trầm vất vả, từ thất bại đén thành công, từ nghiên cưú lý thuyết, đến nghiên cưú chế tạo và ứng dụng ở nhiều nơi trên cả nước,
Nhờ ứng dụng chống hạn có hiệu quả nên sản phẩm bơm ly tâm hút sâu đó đoạt nhiều giải thưởng khoa học công nghệ trong nước và quốc tế.
Bảng kê thành tích khen thưởng công trình nghiên cứu Bơm ly tâm hút sâu
TT | năm | Loại giải thưởng -Cấp khen thưởng |
1
| 2007
| Giải Nhì, giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam VIFOTECH 2006 - Bộ Khoa học Công nghệ-Liên hiệp hội KHKT Việt Nam. |
2 | 2007 | Bằng Lao động sáng tạo 2006 -Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam |
3 | 2007 | Bằng Khen của Thủ tướng Chính phủ về giải thưởng KHCN VIFOTECH 2006. |
4 | 2007 | Cúp Vàng Techmart 2007- Bộ Khoa học Công nghệ |
5 | 2008 | Cúp Vàng Nông nghiệp 2008 - Bộ Nông nghiệp & PTNT |
6 | 2008 | Giải thưởng Vàng Quốc tế : Gold Przie 2008- tại Hàn Quốc của Hiệp hội Sáng tạo Quốc tế |
7 | 2009 | Bằng khen của Liên hiệp hội KHKT Việt Nam về giải thưởng Vàng Gold Prize của Quốc tế. |
8 | 2014 | Cúp Vàng sản phẩm tin dùng 2014 của Trung ương hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam |
Ý kiến góp ý: