TextBody
Huy chương 2

Các giải pháp giảm thiểu tác động của dòng chảy kiệt, chống hạn và ngăn mặn vùng hạ lưu sông Cả

30/06/2016

Sông Cả là lưu vực lớn cung cấp tài nguyên nước cho phát tiển kinh tế, xã hội, dân sinh của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với tổng diện tích tự nhiên vùng hạ lưu là 506.010 ha (Nghệ An: 405.642 ha, Hà Tĩnh: 100.368,41 ha ). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, các hiện tượng bất thường của thời tiết đã tác động đến chế độ dòng chảy, nhất là về mùa kiệt, mực nước trên sông hạ thấp ảnh hưởng đến các công trình lấy nước như trạm bơm, cống lấy nước từ song gây nên hạn hán trên diện rộng và xâm nhập mặn ngày càng sâu trong nội đồng. Bài báo phản ảnh tình hình hạn hán và xâm nhập mặn và đề xuất một số giải pháp giảm thiếu ảnh hưởng của dòng chảy kiệt để chống hạn và ngăn mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và thủy sản cho vùng hạ lưu.

I. TÌNH HÌNH HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN VÙNG HẠ DU SÔNG CẢ

Trong những năm gần đây, tình hình hạn hán tại hạ lưu sông Cả diễn ra gay gắt. Lượng mưa mùa khô liên tục giảm mạnh, năm sau thấp hơn năm trước. Cùng với tác động của gió Lào nên hạn hán tại vùng này càng khốc liệt hơn. Theo thống kê , trong giai đoạn từ năm 1960 trở về đây số năm bị hán hán là 36 năm chiếm 75%, với các mức độ hạn khác nhau (hạn vụ Đông xuân 13 năm, vụ màu 11 năm, vụ Hè thu 12 năm). Trong khoảng 15 năm gần đây, tình hình hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn trong đó có thể thống kê những đợt hạn hán nặng như hạn năm 1983, 1987, 1988, 1990, 1992, 1993, 1998, 2003, 2004, 2010 và đặc biệt hạn rất nghiêm trọng vào năm 1993, 1998 và năm 2010.

Theo Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An tháng 6 năm 2010 toàn tỉnh có 12.689ha trong số 55.000 ha kế hoạch lúa hè thu không thể gieo cấy do thiếu nước. Lớn nhất là huyện Nghi Lộc phải chuyển 3.000 ha lúa hè thu sang sản xuất vụ mùa, huyện Đô Lương 1.450 ha ở các xã Lam Sơn, Trù Sơn, Hiến Sơn... không gieo cấy được và huyện Yên Thành cũng phải chuyển 1.300 ha lúa hè thu sang vụ mùa... Tại Hà Tĩnh riêng mùa khô năm 2010 có 82/262 xã và khoảng 290.000 người thiếu nước sinh hoạt, 20 nghìn ha lúa màu, ngô, đậu và hàng nghìn ha cây ăn quả bị chết do hạn hán. Toàn tỉnh có 3.000 ha ruộng lúa chuyển sang trồng cây trồng cạn. Vụ Hè thu năm 2010 đã có 14.156ha/39.900ha toàn tỉnh bị cạn nước và hạn, trong đó có 7.014 ha bị hạn nặng.   

Từ số liệu thống kê diện tích hạn cho thấy:

Các năm gần đây tình hình hạn diễn ra liên tục, trên diện rộng, xuất hiện các dạng thời tiết cực đoan như mưa dài ngày, lượng lớn vào mùa mưa. Mùa khô mực nước sông suối xuống thấp nhiều so với trung bình hàng năm. Nhiệt độ mùa Đông xuất hiện rét đậm, rét hại kéo dài, có thời kỳ liên tục tới 10-15 ngày đã tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp của các địa phương trong lưu vực. Vùng hạ du sông Cả là vùng có diện tích canh tác lúa lớn, nhu cầu nước luôn cao. Thống kê tình hình hạn trong 3 năm gần đây cho thấy hạn diễn ra cả trong vụ Đông xuân và Hè thu, mức độ hạn nặng hàng năm khá lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng lương thực của các địa phương vùng hạ lưu lưu vực.

-    Diễn biến xâm nhập mặn ở vùng hạ du phụ thuộc vào thuỷ triều và lưu lượng ở thượng nguồn chảy về: Trên sông Cả tại dòng chính, kiệt tháng thường xảy ra vào tháng III hoặc tháng IV nhưng trên sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu thuộc hệ thống sông La lưu lượng kiệt tháng thường xuất hiện không đồng bộ với dòng chính sông Cả.

 Giới hạn mặn 10/00  trên sông La đến cống Đức Xá, trên sông Cả đến cầu Yên Xuân. Giới hạn mặn vùng triều phụ thuộc vào lưu lượng từ thượng nguồn về và hướng gió ở cửa sông. Nếu lưu lượng tại Yên Thượng đạt từ 150 ÷ 180 m3/s thì độ mặn 10/00 tại Đức Xá, Chợ Chàng chỉ xuất hiện 2÷3 giờ và tại Trung Lương chỉ xuất hiện 6÷8 giờ. Nhưng nếu lưu lượng tại Yên Thượng chỉ đạt nhỏ hơn 100 m3/s thì độ mặn 10/00 tại Yên Xuân 3 giờ; Chợ Tràng 6 giờ, Trung Lương 12 giờ. Điều này cho thấy việc bổ sung lưu lượng thượng nguồn để đẩy mặn là rất cần thiết.

II. CÁC GIẢI PHÁP BỔ SUNG NGUỒN NƯỚC ĐẾN NĂM 2020

2.1. Vùng Đô Lương, Diễn - Yên - Quỳnh

2.2.  Vùng Nam Hưng Nghi

2.3. Vùng sông Nghèn

III. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

3.1.  Hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

3.2.  Hệ thống thủy lợi Nam Nghệ An

3.3.  Vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt

IV. CÁC GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP

4.1. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

4.2. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ

4.3. Giải pháp về chuyển đổi cơ cấu giống

4.4. Giải pháp về kỹ thuật tưới tiết kiệm 

4.5. Giải pháp về nâng cao độ che phủ

V. Nhóm các giải pháp hỗ trợ

5.1. Giải pháp về khuyến nông, khuyến lâm

5.2. Giải pháp về dồn điền đổi thửa

5.3. Giải pháp về đầu tư

5.4. Tăng cường công tác tuyên truyền

5.5. Giải pháp về khoa học công nghệ

VI. KẾT LUẬN

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiện trạng tình hình hạn hán trong vùng, kết hợp với ứng dụng các kết quả tính toán mô hình về diễn biến dòng chảy kiệt sông Cả và đánh giá những tác của dòng chảy kiệt đến tính hình hạn hán trong vùng và phân tích cụ thể năng lực của từng hệ thống tưới trong giai đoạn hiện tại cũng như các vấn đề còn tồn tại của hệ thống và vấn đề của thực tiễn tại địa phương, bài báo đã đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động của dòng chảy kiệt, chống hạn và ngăn mặn hạ lưu sông Cả. Các vấn đề được đề cập bao gồm giải pháp thủy lợi đến năm 2020, cũng như các giải pháp hiện tại về tưới khoa học, các biện pháp nông nghiệp và các biện pháp khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Chuyên đề “ Đánh giá tác động của dòng chảy mùa kiệt đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn và hoạt động của các công trình Thủy lợi hạ du sông Cả, sông Mã”

[2]. Chuyên Thủy lực đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiếu ảnh hưởng của dòng chảy kiệt phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản vùng hạ du sông cả và sông Mã” 2013.

[3]. Chuyên Thủy lực dự án “Quy hoạch tổng thể thủy lợi khu vực Miền Trung trong điều kiện Biến đổi khí hậu - nước biển dâng", Viện Quy hoạch Thủy lơi 2012.

[4]. Báo cáo Tổng kết tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm 2010 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

[5]. Báo cáo hiện trạng công trình khai thác nguồn nước trên hệ thống sông Mã của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.


Xem bài báo tại đây: Các giải pháp giảm thiểu tác động của dòng chảy kiệt, chống hạn và ngăn mặn vùng hạ lưu sông Cả

Tác giả:
PGS.TS. Nguyễn Quang Trung - Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
ThS. Nguyễn Quang An - BQL Trung ương các Dự án Thủy lợi

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: