TextBody
Huy chương 2

Các giải pháp tăng cường thể chế quản lý nước ở khu tưới Gia Bình, Bắc Ninh

22/05/2018

Quản lý thủy nông có sự tham gia/PIM là nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nước ở các hệ thống thủy nông. Tuy nhiên, phát triển PIM trong thời gian qua thường chỉ coi trọng việc thành lập, củng cố các tổ chức dùng nước mà ít phát huy vai trò của cộng đồng và các bên liên quan trong các hoạt động khác của dự án, như: quản lý vốn đầu tư; quy hoạch, thiết kế, xây dựng, sửa chữa nâng cấp công trình,... do vậy, hiệu quả của sự tham gia trong nhiều trường hợp chưa đạt được như mong muốn...

Bài viết này giới thiệu về các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nước ở khu tưới Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với cách tiếp cận có sự tham gia được thể hiện một cách tổng thể trong các hoạt động, từ xây dựng tầm nhìn, chiến lược cải thiện hệ thống; cải thiện quy trình ra quyết định trong đầu tư xây dựng; cải tạo nâng cấp công trình và thành lập/ củng cố, nâng cao năng lực cho các tổ chức dùng nước.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

“Quản lý tưới có sự tham gia/PIM” chính thức xuất hiện tại Việt Nam kể từ năm 1997, đánh dấu bằng Hội thảo về PIM đầu tiên được tổ chức tại Cửa Lò, Nghệ An. Sau gần 20 năm thực hiện, mặc dù có những bước phát triển nhất định nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn do nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó là trong khi về mặt vật lý và thủy lực, các hệ thống thủy lợi là một thể thống nhất nhưng về quản lý thì lại chia ra nhiều khu vực quản lý khác nhau (khu vực nhà nước, các tổ chức quản lý thủy nông cơ sở) nhưng lại thiếu sự phối hợp, gắn kết giữa các bên tham gia. Bên cạnh đó, việc triển khai không đồng bộ giữa cải thiện hệ thống công trình và tổ chức quản lý nước đã khiến hiệu quả các mô hình không được như mong đợi. Vì vậy, nghiên cứu giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của sự tham gia trong quản lý nước, đặc biệt là quản lý nước nội đồng luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây.

Dưới đây là một số giải pháp tăng cường thể chế quản lý nước được thực hiện ở khu tưới Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong khuôn khổ hợp phần “Tăng cường thể chế và nâng cao hiệu quả quản lý nước tại khu mẫu Gia Bình”.

2. GIỚI THIỆU VỀ KHU TƯỚI GIA BÌNH

3. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THỂ CHẾ TRONG QUẢN LÝ NƯỚC TẠI KHU TƯỚI GIA BÌNH, BẮC NINH

3.1. Nội dung và các hoạt động

3.2. Kết quả

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Những đóng góp chính của nghiên cứu

4.2. Một số kiến nghị


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].       Trung tâm Tư vấn PIM, 2013. Hợp phần “Hỗ trợ thể chế cho nâng cao hiệu quả tưới tại một khu vực thí điểm Gia Bình thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải”.

[2].       Xí nghiệp thủy nông Gia Bình, 2013. Báo cáo hiện trạng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Gia Bình.

[3].       FAO, Performance assessment of 56 large irrigation systems (internal document to be published). Other temporary source of information: see Masscote application on the FAO Website.   

[4].       Daniel Renault, Thierry Facon, Robina Wahaj, 2007. Mapping System and Services for Canal Operation Techniques, FAO ID 63.


Xem bài báo tại đây: Các giải pháp tăng cường thể chế quản lý nước ở khu tưới Gia Bình, Bắc Ninh

Tác giả:

ThS. Nguyễn Xuân Thịnh, PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: