TextBody
Huy chương 2

Cấp nước sinh hoạt vùng cao núi đá Hà Giang: Thực trạng và một số điều cần quan tâm giải quyết

29/06/2015

Khu vực vùng cao núi đá Hà Giang gồm 04 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh, là khu vực xưa nay nổi tiếng là “miền đất khát” của cả nước khiến báo chí đã tốn không ít giấy mực. Tuy nhiên, thực trạng cấp nước sinh hoạt ở đây như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng cấp nước sinh hoạt khu vực vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang và các vấn đề cần quan tâm giải quyết.

I. MỞ ĐẦU

Bốn huyện vùng cao núi đá của tỉnh Hà Giang gồm: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Giang. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 km2, dân số trên 20 vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. Toàn khu vực có 68 xã và thị trấn là các xã vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh và của cả nước.

Do đặc điểm địa hình là triền núi dốc, lộ đá khối, đá tai mèo, nhiều thung lũng sâu dạng khép kín, đáy thường là hố sụt, phễu trũng. Hiện tượng nứt nẻ, hang động phát triển mạnh, đứt gẫy kiến tạo xuất hiện cũng khá dầy hình thành hệ kinh và vĩ tuyến kéo dài và ăn sâu vào vỏ trái đất. Đó cũng là lý do không tồn tại mạng sông suối trên mặt (thủy văn) và nước ngầm vừa nghèo lại vừa nằm rất sâu. Mặc dù lượng mưa không phải nhỏ, trung bình năm 1770mm, lượng bốc hơi trung bình năm 700mm (trạm Phố Bảng), nhưng đây vẫn là khu vực thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt là về mùa khô.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh cũng như khu vực vùng cao núi đá, tuy nhiên, tỷ lệ số dân được cấp nước hợp vệ sinh khu vực vùng cao núi đá đến năm 2011 mới đạt 33,1% trong khi đó mức đạt chung của tỉnh là 58,6%. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt vẫn thường xuyên  xảy ra gay gắt vào 4 tháng mùa khô.

Một trong những mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang thời kỳ 2006-2020 [1] đã xác định: Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của khu vực đạt 70% vào năm 2015 và 85% vào năm 2020. Điều này sẽ góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, ổn định dân cư, giữ vững an ninh biên giới của tổ quốc và đóng góp vào hoàn thành mục tiêu cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của quốc gia.

II. THỰC TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT KHU VỰC VÙNG CAO NÚI ĐÁ TỈNH HÀ GIANG

2.1. Tỷ lệ dân số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

2.2. Các loại hình cấp nước sinh hoạt 

2.2.1. Nguồn nước cấp

2.2.2 Các loại hình cấp nước sinh hoạt

2.3. Đánh giá chung hiện trạng cấp nước sinh hoạt của 04 huyện vùng cao núi đá

2.3.1. Về công nghệ cấp nước sinh hoạt

2.3.2. Về công tác quản lý

III. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN QUAN TÂM GIẢI QUYẾT TRONG CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN KHU VỰC VÙNG CAO NÚI ĐÁ TỈNH HÀ GIANG

3.1. Công nghệ cấp nước:

3.2. Công tác quản lý

3.3. Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức

IV.  KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006-2020 (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang, 2009).

[2] Nguyễn Thị Nguyệt và nnk, Dự án: “Quy hoạch cấp sinh hoạt nông thôn 04 huyện vùng cao tỉnh Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh), tháng 6/2012.

[3] Đề án cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Hà Giang đến năm 2015 (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang, 2011).

[4] Các tài liệu điều tra thực địa của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường tại 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh năm 2011-2012.


Chi tiết bài báo xem tại đây: Cấp nước sinh hoạt vùng cao núi đá Hà Giang: Thực trạng và một số điều cần quan tâm giải quyết

Tác giả: ThS.  Nguyễn Thị Nguyệt
Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI 

Ý kiến góp ý: