Chế độ tưới lúa canh tác theo phương pháp thâm canh cải tiến (SRI)
08/05/2021Chế độ tưới lúa canh tác theo phương pháp thâm canh cải tiến (SRI) (Irrigation regime for rice cultivation applying System of rice intensification)
Xuất xứ
- Quá trình hình thành công nghệ: Là Sản phẩm của Đề tài cấp Nhà nước Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phòng chống hạn phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc
- Quá trình nghiên cứu: Chế độ tưới lúa canh tác theo phương pháp thâm canh cải tiến (SRI) được thực hiện từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 12 năm 2010
Quy trình
Kỹ thuật thâm canh nông nghiệp
+ Gieo mạ non: 8 – 15 ngày tuổi
+ Khoảng cách cấy 20x20 cm hoặc 20x25 cm
+ Phân bón: Phân chuồng 290kg/sào, đạm (7kg/sào), lân (19kg/sào), kali (7kg/sào)
+ Làm cỏ sục bùn bằng cào
Quy trình quản lý nước trên ruộng
+ Hệ thống kênh mương: Hệ thống kênh mương tưới tiêu và công trình thủy lợi nội đồng phải bố trí sao cho:
i) Tưới tiêu và canh tác được độc lập. Chủ ruộng thực hiện việc tưới tiêu, canh tác trên thửa ruộng của họ mà không làm cản trở việc canh tác trên các thửa ruộng liền kề.
Kênh tưới và kênh tiêu nội đồng cần được bố trí độc lập, tách biệt và được bố trí sao cho ruộng của hộ/nhóm hộ nào cũng có kênh tưới để lấy nước vào và kênh tiêu để tiêu nước ra
Bờ tưới, tiêu cao và chặt không để nước rò rỉ từ kênh tưới vào ruộng và ruộng của hộ này không ảnh hưởng đến ruộng của hộ khác. Phía bờ tưới xây dựng cửa van điều tiết nước. Phía bờ tiêu là một cửa van hoặc ống tiêu cao 3 cm để tiêu nước khi trời mưa, nhằm duy trì mực nước trên ruộng 3 cm và dùng để tháo cạn nước trên ruộng khi lộ ruộng
+ Quản lý nước trên ruộng (thời kỳ không có mưa):
·Thời kỳ cấy: Duy trì mực nước 1-2cm trên ruộng
·Thời kỳ từ cấy - kết thúc đẻ nhánh duy trì mực nước từ 0-3cm (tương ứng với thời gian giữa các đợt tưới là 8 ngày đối với vụ Xuân và 4 ngày đối với Vụ Mùa)
·Thời kỳ kết thúc đẻ nhánh: để khô 7-10 ngày
·Thời kỳ đứng cái-chín đỏ đuôi: duy trì mực nước trên ruộng từ 60% độ ẩm tối đa đồng ruộng đến 3cm (tương ứng với thời gian giữa các đợt tưới là 14 ngày đối với vụ Xuân và 14 ngày đối với Vụ Mùa)
Thời kỳ chín: Tháo nước trên ruộng
Các lĩnh vực áp dụng
- Áp dụng cho nhiều giống lúa khác nhau
- Áp dụng cho vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
Ưu điểm
- Thực hiện chế độ tưới lúa canh tác theo phương pháp thâm canh cải tiến (SRI) nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cây lúa phát triển khỏe mạnh. Mô hình cho phép tiết kiệm khoảng 20% lượng nước tưới tại mặt ruộng, tăng năng suất 6 – 11% so với khu ruộng của bà con nông dân trong khu vực thực hiện mô hình, giảm vốn đầu tư nhờ giảm lượng giống và thuốc bảo vệ thực vật, lợi nhuận tăng 50 – 80%, giảm tác hại đến môi trường nhờ sử dụng ít thuốc trừ cỏ, trừ sâu.
Quy mô và địa chỉ đã ứng dụng
Chế độ tưới lúa canh tác theo phương pháp thâm canh cải tiến (SRI) đã được ứng dụng trên quy mô diện tích 1ha, trên thửa ruộng của người dân tại xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Một số thông tin liên quan
Sau khi thực hiện xong mô hình Chế độ tưới lúa canh tác theo phương pháp thâm canh cải tiến (SRI), địa phương nơi thực hiện mô hình có ý kiến như sau:
+Ý kiến của UBND xã Tân Dĩnh: Kết quả của mô hình cho thấy chế độ tưới cho thâm canh lúa theo SRI không những tiết kiệm nước (mực nước trên ruộng dao động từ 0-3cm) mà còn tăng năng suất lúa 6-11% so với ruộng của bà con nông dân canh tác thông thường trong khu vực.
+ Ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Bắc Giang: Kết quả tưới tiết kiệm nước cho thấy lượng nước tiết kiệm 20%, năng suất lúa tăng 6-11%, giảm vốn đầu tư nhờ giảm giống và thuốc bảo vệ thực vật, giảm tác động đến môi trường nhờ sử dụng ít thuốc trừ cỏ, trừ sâu.
Ý kiến góp ý: