Chính sách phát triển thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước khi chuyển đổi từ lúa sang cây trồng có giá trị kinh tế cao ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: Con đường phía trước
05/09/2024Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm có điều kiện tự nhiên, khí hậu và tài nguyên để phát triển nông nghiệp dựa trên 3 trụ cột chính là lúa gạo, trái cây và thủy sản. Theo định hướng phát triển nông nghiệp của vùng trong giai đoạn tới, phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu đồng thời gia tăng giá trị từ sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập của người dân. Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các giải pháp phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước được áp dụng. Nhiều hộ dân đã áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua tăng năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng và giảm các chi phí nước, phân bón và lao động. Có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lợi nhuận của nhóm nông hộ tham gia cao gấp 1,156 lần so với các hộ không tham gia tổ chức kinh tế tập thể trên vùng đất đã chuyển đổi từ cây lúa sang cây ăn quả. Sự khác biệt này sẽ gia tăng khi phát triển tổ chức kinh tế tập thể, thu hút được các thành viên tham gia trong dài hạn. Tuy nhiên, việc song hành nhiều chính sách hỗ trợ và chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới và các dự án trong khi các tỉnh chưa có kế hoạch phát triển thủy lợi nội đồng, thủy lợi nhỏ và tưới tiên tiến tiết kiệm nước nên gặp nhiều khó khăn. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất một số giải pháp định hướng phát triển thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên vùng đất chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây ăn trái và cây màu.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG, THỦY LỢI NHỎ VÀ TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC KHI CHUYỂN ĐỔI TỪ ĐẤT TRỒNG LÚA SANG CÂY HOA MÀU VÀ CÂY ĂN TRÁI
2.1. Thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư, quản lý khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng, thủy lợi nhỏ
2.2. Thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư, quản lý vận hành hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
3. ĐÁNH GIÁ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỘ DÂN THAM GIA VÀ KHÔNG THAM GIA TỔ CHỨC KINH TẾ TẬP THỂ CHUYỂN ĐỔI TRÊN VÙNG ĐẤT LÚA
4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, TƯỚI TIÊU TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC KHI CHUYỂN ĐỔI TỪ TRỒNG LÚA SANG CÂY HOA MÀU VÀ CÂY ĂN QUẢ
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
_______________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Chính sách phát triển thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước khi chuyển đổi từ lúa sang cây trồng có giá trị kinh tế cao ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: Con đường phía trước
Nguyễn Tuấn Anh1, *, Doãn Quang Huy1
1 Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi
TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ý kiến góp ý: