TextBody
Huy chương 2

Cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển bền vững thủy lợi nội đồng đồng bằng sông Cửu Long - Bài học kinh nghiệm từ tỉnh An Giang

18/01/2016

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích canh tác nông nghiệp chiếm khoảng 25% của cả nước, nhưng đóng góp 54% sản lượng lúa và xấp xỉ 60% sản lượng thủy sản. Để có được nguồn lợi này phụ thuộc một phần vào hệ thống công trình thủy lợi nội đồng. Tuy nhiên, hiện nay các công trình thủy lợi nội đồng còn rất manh mún với hàng vạn cống, bọng, máy bơm dầu...

Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội vùng ĐBSCL, nhiều văn bản pháp lý của trung ương và địa phương đã được ban hành, nhấn mạnh việc đầu tư thay thế trạm bơm dầu, xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng để phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp theo chủ trương tăng cường xã hội hóa về đầu tư và quản lý khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng. Với số liệu điều tra năm 2011-2012, bài báo này phân tích thực trạng đầu tư của nhà nước, tư nhân, nông dân vào xây dựng, quản lý khai thác (QLKT) hệ thống thủy lợi nội đồng tại tỉnh An Giang, một tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm vùng ĐBSCL, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị về cơ chế khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào phát triển bền vững công trình thủy lợi nội đồng vùng ĐBSCL.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐBSCL có diện tích 40.548,2 km², dân số gần 17.213.400 người, có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương.

ĐBSCL hiện có trên 15.000 km kênh trục và kênh cấp I, gần 27.000 km kênh cấp II, khoảng 50.000 kênh cấp III và nội đồng, 80 cống rộng trên 5 m, trên 800 cống rộng 2-4 m và hàng vạn cống, bọng nhỏ, trên 1.000 trạm bơm điện lớn và vừa cũng như hàng vạn máy bơm nhỏ để chủ động tưới, tiêu cho 70-80% diện tích nội đồng. Tuy nhiên, quy hoạch thuỷ lợi nội đồng còn rất manh mún và không đồng đều. Hệ thống công trình thuỷ lợi nội đồng hiện còn rất đơn giản, chủ yếu là kênh mương kết hợp tưới tiêu, chưa đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng và vật nuôi. Nước lấy từ kênh cấp II, III, kênh nội đồng… vào ruộng bằng các trạm bơm (xăng, dầu hoặc điện) và qua các cống bọng nhưng chi phí bơm cao, phụ thuộc vào thị trường do giá nhiên liệu luôn biến động, qui mô công trình nhỏ lẻ nên phải xây dựng nhiều hệ thống cống bọng dưới đê, ảnh hưởng đến việc gia cố, bảo vệ hệ thống đê bao kiểm soát lũ.

Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội vùng ĐBSCL, nhiều văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương được ban hành, nhấn mạnh việc đầu tư thay thế trạm bơm dầu, xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với chủ trương tăng cường xã hội hóa về đầu tư và quản lý khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng.

Bài báo phân tích thực trạng đầu tư của nhà nước, tư nhân, nông dân vào xây dựng, QL KT hệ thống thủy lợi nội đồng tại tỉnh An Giang, một tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm vùng ĐBSCL, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị về cơ chế khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào đầu tư, xây dựng quản lý khai thác bền vững công trình thủy lợi nội đồng vùng ĐBSCL.

II. HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG THỦY LỢI NHỎ TẠI AN GIANG

2.1 Quản lý khai thác công trình thủy lợi

2.2 Cơ chế khuyến khích và thực trạng đầu tư cho phát triển và QLKT thủy lợi nội đồng

a) Cơ chế khuyến khích các bên tham gia đầu tư

b) Thực trạng đầu tư của nông dân - tư nhân - nhà nước trong phát triển thủy lợi nội đồng

c) Thực trạng về việc cung cấp dịch vụ và khả năng chi trả của người sản xuất

III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Website Hội đập lớn 2012. Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng

[2]. Sở Nông nghiệp&PTNT An Giang. 2012. Báo cáo Tổng kết công tác thực hiện Đề án Phát triển hệ thống trạm bơm điện giai đoạn 2008-2012

[3]. Trung tâm PIM. 2012. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện PIM và đề suất một số giải pháp thúc đẩy phát triển PIM ở Việt Nam.


Xem chi tiết bài báo: Cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển bền vững thủy lợi nội đồng đồng bằng sông Cửu Long - Bài học kinh nghiệm từ tỉnh An Giang

Tác giả:  PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn, Đỗ Vũ Hùng

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI  

Ý kiến góp ý: