Cơ sở khoa học của giải pháp kè mỏ hàn cọc ứng dụng để chỉnh trị sông Tiền và sông Hậu
06/07/2020Sông Mê Công đoạn chảy qua Việt Nam có chiều dài khoảng 250km, có các nhánh sông chảy trực tiếp qua 9/13 tỉnh thành của ĐBSCL. Hiện nay, sạt lở bờ sông đang diễn ra với mức rất nghiêm trọng uy hiếp đến sự ổn định của hành lang dân sinh ven sông. Đã có nhiều nghiên cứu và có một số giải pháp kỹ thuật bảo vệ bờ được sử dụng, tuy nhiên vì lòng sông rộng,đất bờ yếu, dân cư tập trung ven sông, các giải pháp kỹ thuật thường có giá thành cao, do vậy chỉ được áp dụng ở một số vị trí sạt lở trọng yếu. Bài báo giới thiệu giải pháp kè mỏ hàn cọc, có giá thành rẻ hơn và có tính vượt trội về kỹ thuật để góp phần bổ sung thêm lựa chọn giải pháp cho việc phòng chống sạt lở đối với sông Tiền và sông Hậu hiện nay. Kết quả đã được ứng dụng và cho thấy sau 15 năm kè vẫn hoạt động tốt, đồng thời trên cơ sở mô hình toán MIKE 3, tác giả đã làm rõ hơn tính năng của loại kè này.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xói lở bờ trên sông Tiền và sông Hậu đang diễn ra mạnh mẽ khiến người dân, nhà quản lý, nhà khoa học kỹ thuật, các nhà tư vấn,… cần thiết phải tìm kiếm các giải pháp để chỉnh trị ổn định bờ sông để đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế. Tuy vậy, với vị trí địa lý nằm ở cuối nguồn nước, chịu ảnh hưởng của mọi tác động khách quan và chủ quan dẫn đến việc xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu xói lở bờ đang gặp nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân như dòng chảy, sóng, gia tải, đất bờ yếu, khai thác cát, do áp lực thấm,... nhưng khi hiện tượng sạt lở bờ sông xẩy ra đều do sự mất cân bằng ổn định của bờ sông.
Tính đến nay, các công trình bảo vệ bờ sông trên sông Tiền và sông Hậu khá manh mún và chỉ tập trung được ở một số khu vực trọng điểm. Một mặt do sông rộng và sâu, đầu tư công trình để bảo vệ bờ các đoạn sông này thường rất tốn kém. Trong khi sạt lở ngày càng đe dọa nghiêm trọng, uy hiếp đến người dân ven sông, song chúng ta không thể bảo vệ bằng mọi cách, chủ yếu chỉ bảo vệ những khu đô thị lớn, nơi tập trung đông dân cư. Có thể kể một số khu vực đã được bảo vệ dọc theo sông Tiền: Hồng Ngự, Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, một ít của Trà Vinh và Cửa Tiểu Tiền Giang; trên sông Hậu có Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ. Ở hình 1 cho thấy, các khu vực sạt lở từ ảnh viễn thám (trái) và các khu vực đã được bảo vệ bằng kè bảo vệ bờ (phải), có rất nhiều khu vực chưa được bảo vệ.
2. GIỚI THIỆU MỎ HÀN CỌC
2.1. Tổng quan về loại kè mỏ hàn cọc
2.2. Thiết kế kè mỏ hàn cọc
2.3. Phân tích các ưu và nhược điểm
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Nghĩa Hùng và nnk, “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để điều chỉnh và ổn định các đoạn sông có cù lao đang diễn ra biến động lớn về hình thái trên sông Tiền, sông Hậu”, Viện khoa học Thủy lợi miền Nam, Kết quả đề tài KC08.21/11-15/2015;
[2]. Lương Phương Hậu và nnk, “Chỉ dẫn kỹ thuật công trình chỉnh trị sông” NXB XD, 342 trang, 2010;
[3]. Yongtao Cao, Peiping Liu, Enhui Jiang, “ the design and application of permeable groynes, Applied Mechanics and Materials, 2013-08-08 ISSN: 1662-7482, Vols. 353-356, pp 2502-2505;
[4]. Tilleard, J W.and Ladson A. (2014). Environmentally sensitive erosion control technique in the Mekong River: 10 years on, in Vietz, G; Rutherfurd, I.D, and Hughes, R. (editors),
Proceedings of the 7th Australian Stream Management Conference. Townsville, Queensland, Pages 221-226. An environmentally sensitive erosion control technique in the Mekong River Delta: 10 years on.
Xem bài báo tại đây: Cơ sở khoa học của giải pháp kè mỏ hàn cọc ứng dụng để chỉnh trị sông Tiền và sông Hậu
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Hùng
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: