TextBody
Huy chương 2

Công nghệ cấp nước nuôi tôm thẻ trên cát

16/03/2020

Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và siêu thâm canh trên cát ít thay nước không tuần hoàn và tuần hoàn khép kín hiện nay được phát triển rất mạnh ở các tỉnh ven biển Bắc trung bộ đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho nhân dân trong vùng song hệ lụy về ô nhiễm môi trường để lại cũng rất lớn gây nên dịnh bệnh sảy ra thường xuyên, phát triển ngành tôm không bền vững. Nguồn nước cấp cho các ao nuôi là hết sức quan trọng góp phần quyết định thành công trong khi nuôi.

Trong phạm vi bài báo tác giả đưa ra phương pháp tính toán nhu cầu nước cho 1 ha nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát và một số hình thức cấp nước biển cho khu nuôi đã được thực hiện và kiểm nghiệm tại Hợp tác xã nuôi trồng và chế biến Thủy sản Xuân Thành Hà tĩnh trong 3 vụ nuôi năm 2016 và 2017 với 2 hình thức lấy nước là:(1) Lấy nước trực tiếp từ mặt biển và (2) Lấy nước thông qua tầng cát lọc tự nhiên.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát các tỉnh ven biển Bắc trung bộ có tiềm năng lớn đã mở ra một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản. Trước đây nuôi tôm sú đóng vai trò chủ lực thì nay tôm thẻ chân trắng đang vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Từ năm 2013 cả nước đã vượt tôm sú cả về sản lượng lẫn giá trị kinh tế trong khi diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ bằng 1/9 diện tích nuôi tôm sú (64000/59000)ha. Hiện nay tôm thẻ chân trắng vẫn phát triển mạnh chiếm tỷ trọng lớn về sản lượng và giá trị trong ngành nuôi tôm của cả nước. Tại những vùng đất cát bạc màu ven biển Bắc trung bộ đời sống nhân dân đang được nâng lên nhờ đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát mang lại lợi nhuận cao, tích cực đóng góp vào việc tăng sản lượng tôm xuất khẩu, tận dụng tối đa vùng cát ven biển góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm tại chỗ cho dân cư, giảm áp lực khai thác đánh bắt hải sản ven bờ.

Các tỉnh ven biển bắc trung bộ hiện có khoảng 1660 ha nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, chủ yếu tập trung ở những vùng cao triều và trên cao triều là các bãi cát hoang hóa không canh tác nông nghiệp được. Sản lượng bình quân đạt từ (15-20)tấn/ha. Chính vì năng xuất cao, lợi nhuận lớn nên những năm gần đây nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh cả về diện tích và công nghệ song phần lớn là tự phát chưa theo qui hoạch do vậy hệ lụy của nó gây ra cũng rất lớn cho người nuôi và môi trường ven biển.

Hiện nay nuôi tôm trên cát tại các tỉnh ven biển Bắc trung bộ  là nuôi thâm cach và siêu thâm canh. Hình thức nuôi này trong những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ đem lại lợi ích lớn so với nuôi tôm sú và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên kèm theo đó là rủi ro rất cao do yêu cầu đầu tư lớn, chi phí vận hành nuôi cao, yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường, dịch bệnh. Do mật độ dày nên khi tôm bị bệnh lây lan sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường. Đã có nhiều cơ sở nuôi bị thiệt hại lớn trong những năm vừa qua ở tất cả các tỉnh vùng ven biển bắc trung bộ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh nhưng trong đó phải kể đến nguyên nhân quan trọng là do ô nhiễm nước trong khi nuôi, kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra người nuôi tôm sẽ thành công hơn nếu thực hiện nghiêm các yêu cầu về cấp và xử lý nước trong ao nuôi với nguyên tắc nuôi tôm là nuôi nước.

Vì vậy việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp, thoát và xử lý nước chủ động cho các khu nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tập trung vùng ven biển Bắc trung bộ là hết sức cần thiết hiện nay. Với nguyên tắc nuôi tôm là nuôi nước, cần hiểu về yêu cầu chất lượng nước cấp ban đầu và diễn biễn của nước trong quá trình nuôi. Trong phạm vi bài báo chúng tôi đưa ra hình thức cấp nước biển cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Nhu cầu nước cấp cho 1 ha nuôi trên cát tại mô hình

3.2. Giải pháp cấp nước

3.2.1 Lấy nước trực tiếp từ mặt biển

3.2.2 Kết quả tính toán thủy lực cho phương pháp lấy nước qua tầng cát lọc tự nhiên:

3.2.3 Thảo luận

3.2.4 Lấy nước qua tầng cát lọc theo phương thẳng đứng

3.2.5 Lấy nước qua tầng cát lọc theo phương ngang

3.2.6 Tính toán hệ thống thu nước

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].         Hà Lương Thuần, 2007 -2010. Đề tài cấp Nhà nước: KC-07-06 “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật công trình thủy lợi phục vụ NTTS tại các vùng sinh thái khác nhau”  - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; 

[2].         Nguyễn Hồng Sơn, 2012-2015. Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp để xử lý môi trường nước nhằm sử dụng bền vững tài nguyên cho các vùng NTTS tại các tỉnh ven biển Bắc Bộ và vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL” - Viện Môi trường Nông nghiệp;

[3].         Ngô Xuân Hải, 2001-2002. Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu các giải pháp KHCN  Thủy lợi phục vụ NTTS vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau” - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam;

[4].         Mai Văn Cương, 2008-2010. Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp KHCN thủy lợi phục vụ phát triển bền vững vùng NTTS nước ngọt ở ĐBSCL”, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam;

[6].         GS.TS Nguyễn Quang Kim và nnk (2005). Giáo trình Tiếp cận bền vững trong các dự án phát triển nông thôn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[7].         PGS.TS Phạm Ngọc Hải và nnk (2006). Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống Thủy Lợi tập I, II. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

[8].         PGS.TS Dương Thanh Lượng (2006). Giáo trình Hệ thống cấp nước. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

[9].         Báo cáo “Công tác thủy lợi phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu long”, Cục quản lý xây dựng công trình, Bộ NN và PTNT, 2007.

[10].       Nguyễn Ân Niên, Tăng Đức Thắng, Nguyễn Đình Vượng, Nguyễn Đức Phong (2008): “Một số vấn đề kỹ thuật khi thiết kế các hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ven biển”, Tuyển tập kết quả NCKH, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2008.

[11].       Phạm Văn Song (2009): “Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc tách rời kênh cấp nước, thoát nước trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản”, Báo cáo chính đề tài cấp cơ sở, Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam.

[12].       Lê Sâm, Nguyễn Đình Vượng, Phan Anh Dũng (2007): “Nghiên cứu mô hình thủy lợi nội đồng trên các vùng sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ 2006 - 2007, Viện khoa học Thủy lợi miền Nam;

[13].       Tạp chí Thủy sản Việt Nam, số 8 (207) ngày 16/4/2015;

[14].       Tài liệu Hội nghị khoa học Công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành Thủy sản, tháng 5/2015. Tổng Cục Thủy sản.

[15].       Các báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản của 6 tỉnh đến 2020

[16]. Các báo cáo phương án phát triển NTTS trên Cát của Sở NN & PTNT 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ năm 2013.

[17].       Dự án: “Quy hoạch tổng thề phát triển ngành NTTS Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, 2012. Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản.

[18].       Animal Science Group of Wageningen University, 2010. Recirculation Aquaculture System.Lecture Notes for RAS-C2C Project Training.

[19].       Halachmi, I. (2007). Biomass management in recirculating aquaculture systems using queuing networks. Aquaculture, 262, 514-520.

[20].       Losordo, T.M., Masser, M.P. và Rakocy, J. (1998). Recirculating Aquaculture Tank Production Systems - An Overview of Critical Considerations. SRAC Publication, No 451.

[21].       Losordo, T.M., Masser, M.P. và Rakocy, J.E. (1999). Recirculating Aquaculture Tank Production Systems - A Review of Component Options. SRAC Publication, No. 453.

[22].       Masser, M.P., Rakocy, J. và Losordo, T.M. (1999). Recirculating Aquaculture Tank Production Systems - Management of Recirculating Systems. SRAC Publication, No 452.

[23].       Pedersen, L.-F., Pedersen, P.B., Nielsen, J.L. và Nielsen, P.H. (2009). Peracetic acid degradation and effects on nitrification in recirculating aquaculture systems. Aquaculture, 296, 246-254.

[24].       Pfeiffer, T.J., Osborn, A. và Davis, M. (2008). Particle sieve analysis for determining solids removal efficiency of water treatment components in a recirculating aquaculture system. Aquacultural Engineering, 39, 24-29.

[25].       Seginer, I., Mozes, N. và Lahav, O. (2008). A design study on the optimal water refreshment rate in recirculating aquaculture systems. Aquacultural Engineering, 38, 171-180.


Xem bài báo tại đây: Công nghệ cấp nước nuôi tôm thẻ trên cát

Tác giả:  Hà Văn Thái, Phạm Văn Đông, Ngô Thị Phương Nhung
Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường                                                                                                     

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI 

Ý kiến góp ý: