TextBody
Huy chương 2

Công nghệ đập cao su

02/06/2022

Công nghệ Đập cao su - Rubber Dam Technology

Đập cao su, một công trình thủy lợi có khả năng ngăn nước, xả lũ, điều tiết mực nước và lưu lượng chảy qua. Đây là một dạng công trình mới về vật liệu kiến trúc thủy công, xuất hiện vào cuối thập kỷ 60, thế kỷ XX, với sự phát triển của công nghệ vật liệu tổng hợp cao phân tử. Đập được cấu tạo bởi túi cao su chứa khí (hoặc nước), móng đập bằng BTCT mỏng, bộ phận neo giữ và máy nén khí (hoặc máy bơm nước) để nâng hạ túi cao su. Từ khi ra đời đến nay đập cao su đã được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới.

Sản phẩm túi đập cao theo công nghệ và vật liệu sản xuất tại Việt Nam đã được Viện KHTL miền Nam thực hiện thành công có khả năng thay thế sản phẩm nhập ngoại với chất lượng, độ bền tương đương và giá thành hạ.

Ưu điểm

- So với các loại cống, đập cùng đảm bảo một chức năng nhiệm vụ nhưng được xây dựng bằng các loại vật liệu truyền thống khác.

- Giá thành xây dựng công trình thấp (giảm 25- 30% giá thành).

- Tăng khả năng tích nước cho hồ chứa mà không ảnh hưởng tới khả năng thoát lũ thiết kế ban đầu.

- Kết cấu nhẹ, đơn giản, chịu chấn động tốt, thời gian thi công nhanh.

- Chắn nước tốt (kín hoàn toàn đối với loại đập cao su mái nghiêng).

- Vận hành đơn giản, thuận tiện và tuyệt đối an toàn cho người vận hành.

- Thay thế túi đập cao su khi hết tuổi thọ một cách dễ dàng, nhanh chóng (Tuổi thọ của túi cao su thân đập là 30 năm).

Lĩnh vực áp dụng:

- Ngăn mặn giữ ngọt và tháo lũ khi cần thiết ở các sông rạch chịu ảnh hưởng của thủy triều vùng ven biển.

- Đập thời vụ ở ĐBSCL, nơi mà vật liệu địa phương xây đập khan hiếm.

- Đập ngăn lũ sớm ở vùng ĐBSCL

- Đập cao su ngăn sông suối tạo hồ chứa cấp nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, phát điện và tháo lũ khi cần, áp dụng cho vùng trung du và miền núi, những nơi sử dụng ruộng bậc thang.

- Lắp đặt đập cao su trên những đỉnh tràn nhằm tăng khả năng tích nước, giảm bớt kinh phí xử lý nền móng và gia cố tiêu năng sau tràn. 

 Địa chỉ ứng dụng: Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Phước, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Kiên Giang, An Giang.

Giải thưởng:

- Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam – VIFOTEC năm 2000 (giải 3);

- Giải khuyến khích Hội thi sáng tạo KHKT - TP. HCM 2000

Đập cao su Bù Môn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Đập Cao su Nam Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị

Ý kiến góp ý: