TextBody
Huy chương 2

Công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công kè đê biển

25/09/2017

Đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công là một yêu cầu quan trọng với các công trình kè đê biển. Bài viết đã khái quát biện pháp thi công kè đê biển từ lớp bảo vệ mái đê (thân kè), tầng lọc và phần gia cố chân kè. Việc thi công từng bộ phận đều có các yêu cầu kỹ thuật riêng. Vì vậy để công tác thi công kè đê biển đạt chất lượng thì phải đảm bảo công tác quản lý chất lượng trong từng giai đoạn thi công các bộ phận. Tuy nhiên, trong quá trình thi công một số vấn đề lỗi kỹ thuật vẫn xảy ra dẫn đến hư hỏng cho công trình với nguyên nhân chủ yếu do quá trình thi công của nhà thầu xây dựng. Từ phân tích những nguyên nhân đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình thi công kè đê biển.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam có trên 3260 km chiều dài bờ biển, trong đó có hơn 2000 km là đê biển. Lịch sử hình thành đê biển nước ta có từ khá sớm, từ thế kỷ 13. Ban đầu là những đoạn đê nhỏ lẻ, thấp yếu ở Bắc Bộ, dần dần được nối kết lại, bồi trúc thêm, để đến nay trở thành một "trường thành trước biển" dài tổng cộng 1670km. Phía Nam đê biển hình thành muộn hơn, hiện tổng chiều dài đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang khoảng 896,84 km, trong đó có 568,38 km đê biển; 283,09 km đê cửa sông và 45,37 km kè biển. Vài ba thập kỷ gần đây, bên cạnh những nỗ lực của nhà nước và nhân dân ta, một số dự án củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển đã thực hiện, như: PAM 4617 (1993-1998); PAM 5325 (1996-2000) của FAO; hoặc từ các nguồn tài trợ như ADB (2000), CARE, CEC, OXFAM ...làm cho các tuyến đê biển được củng cố và nâng cấp đáng kể.

Theo thống kê, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,7 độ C, mực nước biển dâng 20 cm. Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH). Thiên tai, bão lụt, hạn hán đã diễn ra khốc liệt hơn trước. Việt Nam được cho là một trong năm nước chịu tác động nhất của BĐKH; trong đó có nhiều vùng ven biển sẽ bị ngập. Biến đổi khí hậu gây ra thiên tai thường xuyên hơn, những cơn bão có cường độ mạnh sẽ càng trở nên phổ biến và gia tăng sức tàn phá [1]. Bão mạnh thường kèm theo nước dâng theo bão. Nước dâng khi có bão cộng với triều cường tạo ra những đợt sóng đánh trực tiếp vào đê biển, tràn qua đê gây xói lở và vỡ đê, gây ngập lụt trên diện rộng cho vùng ven biển và ảnh hưởng nhiều đến hệ thống hạ tầng cơ sở cũng như đời sống người dân ven biển. Những năm gần đây, xuất hiện những cơn bão có cường độ siêu mạnh trên biển, gia tăng sức tàn phá về kinh tế, xã hội và môi trường ven biển. Thống kê cho thấy, vào năm 2005 xuất hiện cơn bão số 2 và số 7 (đặc biệt là cơn bão số 7) rất mạnh trên cấp 12 vượt quá tần suất thiết kế các tuyến đê biển đã đổ bộ vào nước ta trùng với triều cường gây ra nước dâng cao 3,5 - 4 m, đồng thời sóng mạnh trên 6 m tại các vùng ven biển Bắc bộ từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh đã làm nước tràn qua đê và vỡ đê nhiều nơi, gây thiệt hại lớn. Với các đoạn đê biển Tây, sau các cơn bão, toàn tuyến đê biển Tây đang xuống cấp nghiêm trọng cần phải được xử lý gia cố ngay để bảo vệ thân đê không bị vỡ khi mà triều cường, sóng biển lớn thường xuyên hoạt động mạnh.

Đối diện với BĐKH ngày càng gia tăng là những cơn siêu bão có cường độ rất mạnh, thay đổi khó lường như hiện nay thì công tác quản lý chất lượng công trình khi thi công cần phải nâng cao hơn nữa. Việc đầu tư nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thi công kè bảo vệ mái các tuyến đê biển là rất cấp thiết.

II. CÔNG TÁC THI CÔNG KÈ ĐÊ BIỂN

Về cơ bản, kè đê biển bao gồm các bộ phận: lớp bảo vệ mái đê (thân kè), tầng lọc và phần gia cố chân kè. Việc thi công từng bộ phận đều có các yêu cầu kỹ thuật riêng. Vì vậy để công tác thi công kè đê biển đạt chất lượng thì phải đảm bảo công tác quản lý chất lượng trong từng giai đoạn thi công các bộ phận, hạng mục của công trình.

2.1. Thi công lớp lọ

2.2. Thi công chân kè (chân khay)

2.3. Thi công thân kè

III. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THI CÔNG

3.1. Nhóm các yếu tố chủ quan

3.2. Nhóm các yếu tố khách quan

IV. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG

4.1. Giải pháp về công tác đúc cấu kiện bê tông

4.2. Giải pháp về công tác đổ bê tông cấu kiện

4.3. Giải pháp về công tác thi công thân kè

4.4. Giải pháp về công tác tổ chức nghiệm thu công trình

V. KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phan Trọng Trịnh, Kiến tạo trẻ và địa động lực hiện đại vùng biển Việt Nam và kế cận, 2012, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ

[2]. Ministry of Water, Land and Air Protection, Dike Design and Construction Guide Best Management Practices For British Columbia, 2003, Golder Associates Ltd. and Associated Engineering (B.C.) Ltd.


Xem bài báo tại đây: Công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công kè đê biển

Tác giả: TS. Đồng Kim Hạnh
Trường Đại học Thủy lợi

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

 

Ý kiến góp ý: