Đặc điểm rạn san hô vùng ven biển phía bắc tỉnh Quảng Bình
14/07/2025Kết quả nghiên cứu về thành phần loài san hô và độ phủ ở vùng ven biển phía Bắc tỉnh Quảng Bình vào tháng 3/2022 đã xác định được 35 loài thuộc 18 giống, 10 họ. Trong đó, san hô cứng là nhóm có số lượng loài cao nhất với 27 loài, chủ yếu là các loài san hô dạng khối thuộc các họ Poritidae và Merulinidae. Số lượng loài san hô ghi nhận tại khu vực Tây đảo Yến (23 loài), phía Nam Vũng Chùa (22 loài) và Bắc đảo Hòn Cỏ (21 loài) cao hơn các khu vực nghiên cứu khác. Các loài san hô dạng khối thuộc họ Merulinidae, Poritidae bắt gặp phổ biến ở các mặt cắt gần bờ, trong khi các loài san hô mềm và san hô sừng được ghi nhận ở các mặt cắt có độ sâu cao hơn. San hô phân bố sát bờ ở độ sâu từ 2 – 5 m với các loài san hô dạng khối chiếm ưu thế. Càng ra xa bờ ở độ sâu lớn hơn độ phủ san hô giảm dần, ghi nhận san hô mềm và san hô sừng phân bố. Đa số các mặt cắt có độ phủ san hô khá thấp (bậc 1, từ 1 – 10%), nền đáy với chủ yếu là đá gốc, bùn cát và đá san hô xen lẫn san hô vỡ vụn; một số mặt cắt có độ phủ san hô tương đối tốt (bậc 2, từ 11-30%), đều ghi nhận các loài san hô thuộc giống Acropora, Favites và Pavona có kích thước khá lớn phân bố
1. MỞ ĐẦU
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng về thành phần loài
3.2. Độ phủ và hợp phần nền đáy
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Kim Hoàng và Võ Sĩ Tuấn, 2010. Đặc điểm quần xã san hô ven bờ tỉnh Phú Yên. Tuyển tập Nghiên cứu Biển 17: 155 – 166
[2] Phan Kim Hoàng, 2013. San hô cứng vùng biển Phú Quý – tỉnh Bình Thuận. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế “Biển Đông 2012”, Nha Trang, trang 130-140.
[3] Nguyễn Văn Long, Hoàng Xuân Bền, Phan Kim Hoàng, Hứa Thái Tuyến, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn An Khang và Đào Tấn Học, 2006. Điều tra nghiên cứu rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan vùng biển từ Hòn Chảo đến nam đèo Hải Vân và bán đảo Sơn Trà. Viện Hải dương học. Báo cáo tổng kết đề tài, 136 trang.
[4] Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Huy Yết, 2010. San hô tạo rạn vùng biển Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị). Tuyển tập Nghiên cứu Biển 17: 147 – 154
[5] Allen G. R., R. Steene, 1996. Indo–Pacific Coral reef field Guide. Tropical Reef Research, Singapore. 378p.
[6] English S., C. Wilkinson, V. Baker, 1997. Survey Manual for Tropical Marine Resources. 2nd Edition. H. P. Australian Institute of Marine Science, 390 p.
[7] Hodgson G., Hill J., Kiene W., Maun L., Mihaly J., Liebeler J., Shuman C. and Torres R., 2006 Reef Check Instruction Manual: A Guide to Reef Check Coral Reef Monitoring. Reef Check Foundation, Pacific Palisades, California, USA.
[8] Veron J.E.N., 2000. Coral of the world. Volume 1,2,3. Australian Institute of Marine Science and CRR Qld Pty Ltd.
[9] Wallace, C. C., 1999. Staghorn corals of the world. CSIRO Publication, Australia, 421pp.
______________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Đặc điểm rạn san hô vùng ven biển phía bắc tỉnh Quảng Bình
Phạm Văn Tùng, Huỳnh Vũ Ngọc Quý, Trần Trọng,
Huỳnh Đức Khanh, Trần Vĩnh Hoàng
Viện Kỹ thuật Biển
Mai Xuân Đạt
Viện Hải dương học
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: