, 12/10/2024
Sè 26 (6/2010)
MỤC LỤC
STT | Tên bài | Tác giả | Số trang | Tóm tắt |
1 | Thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam | PGS.TS LÊ MẠNH HÙNG | 2 | |
2 | Hệ thống tưới đồng bằng sông Hồng dưới góc độ hiện đại hóa | PGS.TS HÀ LƯƠNG THUẦN | 9 | Định hướng Chiến lược Phát triển thuỷ lợi Việt Nam” được chính phủ phê duyệt trong quyết định số 1590/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 10 năm 2009 là “Tập trung đầu tư nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi hiện có: đầu tư dứt điểm cho từng hệ thống, nâng cấp, hiện đại hoá công trình đầu mối, kênh mương, thiết bị điều khiển vận hành để phát huy năng lực thiết kế và nâng cao năng lực phục vụ.” Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá các hệ thống tưới vùng Đồng bằng sông Hồng dưới góc nhìn của hiện đại hóa hệ thống tưới. |
3 | Ứng dụng công nghệ DEWAT để xử lý nước thải làng nghề chế biến bún Khắc Niệm - TP. Bắc Ninh | TS. LÊ THỊ KIM CÚC | 14 | Mô hình thử nghiệm các công nghệ xử lý - tái sử dụng phù hợp nước thải nông thôn, đặc biệt là nước thải các làng nghề có hàm lượng hữu cơ cao rất cần thiết và có ý nghĩa trong thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Bài báo giới thiệu kêt quả bước đầu trong việc thử nghiệm công nghệ DEWATS trong xử lý - tái sử dụng nước thải ở làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm – TP.Bắc Ninh. Công trình do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam thiết kế và làm chủ đầu tư. |
4 | Hiện trạng và các vấn đề kỹ thuật của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải | PGS.TS. VŨ ĐÌNH HÙNG | 18 | Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải là hệ thống thủy lợi lâu đời, lớn nhất và quan trọng nhất vùng đồng bằng sông Hồng. Sau 50 năm hoạt động, hệ thống đã xuống cấp nhiều mặc dù đã có một số dự án sửa chữa, phục hồi song mới chỉ khắc phục được một phần. Sơ bộ nhu cầu sửa chữa, phục hồi và nâng cấp hệ thống đáp ứng yêu cầu cấp thoát nước hiện tại và tương lai đến năm 2020 là hơn 8000 tỷ. Trong điều kiện không thể có đủ ngay lượng kinh phí này, cần phải có kế hoạch thực hiện nhiều bước. Một đánh giá nhanh, trên cơ sở các nghiên cứu đã có kết hợp thực địa và phỏng vấn, đã xác định hiện trạng, các vấn đề và ưu tiên đầu tư. Bài báo này trình bày hiện trạng, các vấn đề kỹ thuật chính yếu cần thiết phải khắc phục của hệ thống Bắc Hưng Hải. |
5 | Nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước ngầm dải ven biển khu vực Bắc Trung Bộ | NCS. QUÁCH HOÀNG HẢI KS. NGUYỄN HUY VƯỢNG | 24 | Đối với các vùng đất ven biển vùng Bắc Trung Bộ, nguồn nước ngầm trong các tầng cát có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống dân sinh và phát triển kinh tế vùng. Quy hoạch để bảo vệ và khai thác hợp lý sẽ đem lại hiệu quả lâu dài song phải tiến hành đồng thời bằng các biện pháp hành chính và kỹ thuật. Bài báo xin nêu một số ý kiến về vấn đề này. |
6 | Loại tràn kiểu mới (Labyrinth) tăng gấp 3 lần lưu lượng tràn | N.T.Đ | 28 | |
7 | Xung đột và chiến tranh về nước ở Trung Cận đông | NGUYỄN TIẾN ĐẠT | 30 | |
8 | Phân tích cơ sở thực tiễn và đề xuất các giải pháp thực hiện cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi vùng Miền núi phía Bắc | TS. TRẦN CHÍ TRUNG | 34 | Phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là một trong những yêu cầu cần thiết để nâng cao hiệu quả khai thác công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp và nông thôn. Bài báo này phân tích cơ sở thực tiễn về phân cấp quản lý, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả phân cấp quản lý đối với vùng Miền núi phía Bắc. |
9 | Thí nghiệm lựa chọn một số loại thực vật bản địa trong xử lý nước thải nông thôn | Th.S HOÀNG THU THỦY | 40 | Các công nghệ xử lý nước thải được nghiên cứu áp dụng trên thế giới và trong nước rất đa dạng và thường được hệ thống hóa theo các quy phạm nhất định, trên cơ sở các nguyên tắc chung của các hệ thống xử lý công nghiệp. Chính vì thế, việc áp dụng đòi hỏi chi phí đầu tư, vận hành lớn, quy trình vận hành phức tạp..., khi triển khai trong điều kiện thực tế lại chưa thực sự phù hợp, đảm bảo hiệu quả và bền vững, đặc biệt với điều kiện các vùng nông thôn, ven đô và làng nghề Việt Nam. Do vậy, việc ứng dụng các mô hình công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, chi phí thấp, vận hành đơn giản hiện đang được đẩy mạnh và được xem như một giải pháp hiệu quả và bền vững nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như góp phần xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường tại các vùng nông thôn, các khu vực ven đô và làng nghề Việt nam. Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu thí nghiệm xử lý một số loại nước thải nông thôn bằng các loại thực vật bản địa trồng trên hệ lọc và thực vật nổi để có thể khuyến cáo ứng dụng trong xử lý nước thải đối với các vùng nông thôn Việt Nam. |
10 | Cấp nước sinh hoạt nông thôn - khó khăn, thách thức | PGS.TS HÀ LƯƠNG THUẦN | 46 | Nước là nguồn tài nguyên hữu hạn duy trì sự sống và là nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững. Sự bùng nổ dân số và sự phát triển kinh tế đã làm gia tăng việc sử dụng nguồn nước trong những thập kỷ vừa qua, đồng thời tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng dẫn tới khủng hoảng thực sự về nước tại nhiều vùng trên thế giới. Cùng với tình trạng trên, biến đổi khí hậu hiện hữu, đã và đang tác động tiêu cực tới môi trường sốn, trong đó có cấp nước sinh hoạt nông thôn. |
11 | Biến động của một số chất chủ yếu trong đất mặn trồng lúa dưới tác động của các lớp nước mặt ở vùng ven biển Bắc Bộ | Th.S PHẠM QUANG VŨ | 51 | Tưới ngập cho lúa là một trong những biện pháp mà từ xưa tới nay người nông dân vẫn làm để cải tạo và thuần hoá đất mặn vùng ven biển. Đó là biện pháp rất thông thường , mới chỉ quan tâm tới vấn đề giải pháp tưới, nhưng chưa xét đến yếu tố sinh trưởng của cây trồng. Vì vậy cần lựa chọn một lớp nước trên ruộng sao cho vừa có tác dụng cải tạo đất, vừa có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây trồng, phát huy được các yếu tố thâm canh, phòng trừ sâu bệnh…. Bài viết này xin giới thiệu những kết quả bước đầu trong việc theo dõi thí nghiệm nhằm giúp cho việc biên soạn quá trình tưới cho lúa ở vùng đất nhiễm mặn ven biển. |
12 | Hệ thống GIS - Viễn thám theo dõi tình hình ngập úng và hạn hán | KS. LÊ VĂN THỦY | 54 | |
13 | Giải pháp công nghệ lọc nước biển thành nước ngọt | TS. NGÔ ANH QUÂN | 58 | |
14 | Mức nước báo động lũ trên hệ thống sông tỉnh Nam Định | TS. NGUYỄN THANH HÙNG KS. VŨ ĐÌNH CƯƠNG | 63 | Mực nước báo động lũ ở các trạm đại biểu trên sông có ý nghĩa quan trọng, đóng vai trò như một biện pháp phi công trình trong công tác phòng chống lũ lụt. Mức báo động lũ hiện hành của các trạm thủy văn trên hệ thống sông đồng bằng Bắc bộ nói chung và các trạm thủy văn tỉnh Nam Định nói riêng đã phục vụ có hiệu quả cho công tác phòng chống lũ trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do tác động điều tiết dòng chảy của các hồ thượng lưu cùng với sự gia tăng các hoạt động kinh tế, xã hội trên lưu vực làm thay đổi điều kiện sử dụng đất trên lưu vực và tác động đến quá trình hình thành dòng chảy. Xây dựng công trình, lấn chiếm lòng và bãi sông, gia cố và nâng cao các tuyến đê, điều chỉnh hệ thống cao độ của các trạm thủy văn đều tác động lên mực nước báo động lũ. Bài báo trình bày những nghiên cứu và đề xuất mực nước báo động lũ phù hợp với tình hình hiện nay cho các trạm thủy văn của tỉnh Nam Định. |
15 | Xác định và tính toán hành lang thoát lũ trên mô hình toán thủy lực 2D | TS. NGUYỄN NGỌC QUỲNH | 73 | Bài báo nêu thêm một phương pháp xác đinh và tính toán hành lang thoát lũ (HLTL) dựa vào kết quả phân tích dòng chảy trên mô hình toán thủy lực 2D. Phương pháp phân tích này đã được sử dụng trong nghiên cứu HLTL sông Hồng trên đoạn Sơn Tây - Cửa Luộc. |
16 | Bố trí thiết bị trộn khí ở Đập tràn | TS. NGUYỄN VŨ VIỆT | 76 | Khi xây dựng đập tràn có dòng chảy với vận tốc lớn thường sinh ra hiện thượng xâm thực ở mặt tràn hay dốc nước. Do đó nhiều nước đã bố trí thiết bị trộn khí ở mặt tràn hay dốc nước nhằm giảm vận tốc dòng chảy, có tác dụng giảm xâm thực mặt tràn, dốc nước và giảm xói lở ở hạ lưu. Bài báo xin giới thiệu cách bố trí thiết bị ở đập tràn. |
17 | Nghiên cứu thủy lực lựa chọn hình dạng và kích thước công trình tháo lũ xả mặt ở thủy điện Sơn La | TS. NGUYỄN DANH OANH | 80 | Công trình tháo lũ ở thủy điện Sơn La yêu cầu tháo lưu lượng lũ lớn, chênh lệch cột nước cao trên 100 m, trong quá trình vận hành cần đảm bảo tháo lưu lượng thiết kế và tạo dung tích phòng lũ cho hồ chứa. Bởi vậy, thiết kế công trình tháo lũ đã chọn kiểu kết hợp xả mặt và xả sâu. Bài viết dưới đây giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mô hình thuỷ lực công trình tháo lũ xả mặt. Nghiên cứu đã xem xét chế độ thuỷ lực, khả năng tháo, phân bố áp suất,.., kết hợp với phân tích kỹ thuật – kinh tế đã kiến nghị lựa chọn hợp lý hình dạng và kích thước mặt cắt ở công trình tháo lũ xả mặt. |
18 | Nghiên cứu hoàn thiện hành lang thoát lũ sông Hồng từ Sơn Tây - Cửa Luộc trên mô hình vật lý | TS. NGUYỄN NGỌC QUỲNH | 86 | Bài báo nêu lên kết quả thí nghiệm kiểm định 3 đề xuất hành lang thoát lũ ( HLTL) và hoàn thiện HLTL sông Hồng đoạn Sơn Tây - Cửa Luộc. Kết quả từ thí nghiệm mô hình vật lý là căn cứ cho việc điều chỉnh quy hoạch HLTL trên đoạn sông và xác định được chỉ giới thoát lũ đảm bảo có cơ sở khoa học. |
19 | Xác định các thông số thủy lực trên mặt tràn dạng WES ứng dụng cho công trình thủy lợi, thủy điện | TS. NGUYỄN VŨ VIỆT | 92 | Để ứng dụng mặt cắt đập tràn cần xác định các thông số thuỷ lực trong đó có vận tốc dòng chảy trên mặt tràn. Vận tốc dòng chảy là một yếu tố thủy lực quan trọng để tính toán thiết kế tràn xả lũ. Mặt tràn dạng WES mới được áp dụng cho một số công trình thuỷ lợi thuỷ điện, như: Sơn La, Cửa Đạt, Kanak, Sông Tranh 2…nên chưa có quy phạm tính toán dạng đập tràn này, bài viết này nêu phương pháp về xác định vận tốc dòng chảy trên mặt tràn để bạn đọc tham khảo khi tính toán thiết kế. |