Đặc trưng hình học nối tiếp nước nhảy đáy trong lòng dẫn mở rộng dần đáy bằng
02/02/2015Nối tiếp ở hạ lưu công trình tháo nước rất đa dạng, một trong số đó là nối tiếp nước nhảy đáy trên kênh mở rộng dần. Bài báo sẽ điểm qua một số công trình nghiên cứu đã có và xây dựng công thức giải tích tính độ sâu sau khu xoáy mặt, độ sâu liên hiệp của nước nhảy, chiều dài khu xoáy mặt và chiều dài nước nhảy bằng lý luyết dòng tia rối và lớp biên
I. MỞ ĐẦU
Nối tiếp hạ lưu các công trình tháo nước rất đa dạng. Một trong số đó là hiện tượng nối tiếp bằng nước nhảy đáy trên kênh mở rộng dần. Nước nhảy đáy trên kênh mở rộng dần có khả năng tiêu hao năng lượng nhiều hơn so với nước nhảy đáy trên kênh lăng trụ do có thể mở rộng dòng chảy theo cả phương dọc lẫn phương ngang. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về hiện tượng này rất ít. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương trình biến thiên động lượng của dòng chảy một chiều để tìm chiều sâu liên hiệp và nghiên cứu thực nghiệm tìm chiều dài nước nhảy. Dưới đây sẽ điểm qua một số công trình nghiên cứu đã công bố.
Tùy theo góc mở lòng dẫn ở hạ lưu là lớn hay bé mà hiện tượng nước nhảy có thể bám sát vào thành bên hay bị tách dòng. Bài báo này chỉ đề cập đến trường hợp góc mở lòng dẫn nhỏ để không phát sinh hiện tượng tách dòng.
Chi tiết bài báo xem tại đây: Đặc trưng hình học nối tiếp nước nhảy đáy trong lòng dẫn mở rộng dần đáy bằng
Tác giả: ThS. Lê Thị Việt Hà
Trường Đại học Giao thông Vận tải
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: