Đánh giá biến động lòng dẫn và dòng chảy tại khu vực sông Vu Gia - Quảng Huế sau khi xây dựng công trình chỉnh trị
24/08/2015 Dựa trên việc phân tích diễn biến lòng dẫn khu vực sông Quảng Huế từ sau khi thực hiện dự án chỉnh trị sông Quảng Huế cho đến nay, bài báo đã trình bầy kết quả nghiên cứu về tác động của quá trình diễn biến này đến việc làm gia tăng tỷ lệ phân lưu lượng từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn. Kết quả nghiên cứu này đã khẳng định nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thiếu hụt lượng nước trong mùa kiệt ở hạ du sông Vu Gia trong đó có thành phố Đà Nẵng. MỞ ĐẦU Hiện tượng cắt dòng ở hạ du các sông Vu Gia - Thu Bồn xảy ra trong lũ năm 1999 đã tạo nên sông Quảng Huế mới và làm suy thoái, bồi lấp đoạn sông Quảng Huế cũ là con sông nối từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn (hình 1). Biến động này đã làm cho dòng chảy sông Vu Gia dồn vào sông Thu Bồn, gia tăng ngập lụt vùng hạ du sông Thu Bồn trong mùa lũ, đồng thời làm tăng lưu lượng phân từ sông Vu Gia qua sông Quảng Huế mới sang sông Thu Bồn trong mùa khô, dẫn đến vùng hạ du sông Vu Gia trong đó có Thành phố Đà Nẵng bị thiếu nước nghiêm trọng [1]. Trước tình hình trên, năm 2002, “Chỉnh trị sông Quảng Huế” đã bắt đầu được thực hiện, đến năm 2010, các hạng mục chính của dự án đã hoàn thành. Các hạng mục này đã phát huy hiệu quả, đạt được mục tiêu chính đặt ra là: Ổn định khu vực sông Vu Gia - Quảng Huế chống tái phát sinh cửa sông mới. Công trình đã điều hoà được dòng chảy của sông Vu Gia và Thu Bồn gần như trạng thái tự nhiên trước khi cắt dòng. Tuy nhiên, từ khi dự án chỉnh trị sông Quảng Huế được triển khai đến nay đã có rất nhiều vấn đề phát sinh trên lưu vực sông Vu Gia -Thu Bồn không còn giống thời điểm lập dự án. Nhiều công trình thuỷ điện được xây dựng ở thượng lưu, việc vận hành của chúng đã ảnh hưởng tới cân bằng nước nói chung, nhất là vào mùa kiệt. Ở hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn sự phát triển kinh tế xã hội trong đó có thành phố Đà Nẵng với quy mô lớn dẫn đến yêu cầu dùng nước tăng cao [ 3,4 ]. Đặc biệt, khi sông Quảng Huế mới đã được lấp lại bằng hệ thống các đập ngăn thì biến động lòng dẫn sông Quảng Huế cũ đã diễn ra rất mãnh liệt, lòng sông bị xói sâu, mở rộng, làm cho tỷ lệ phân lưu từ sông Vu Gia qua sông Quảng Huế cũ vào sông Thu Bồn tăng hơn so với giai đoạn trước năm 1999. Hiện nay, vào mùa kiệt, ở hạ du sông Vu Gia, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng, lượng nước thiếu nhiều hơn, thời gian thiếu nước dài hơn ảnh hưởng rất lớn tới dân sinh kinh tế xã hội vùng hạ du. I. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHỈNH TRỊ SÔNG VU GIA - QUẢNG HUẾ ĐÃ THỰC HIỆN 1.1 Các hạng mục công trình chỉnh trị đã hoàn thành đến năm 2011 (hình 2) 1.1.1 Trên sông Quảng Huế mới [2] 1.1.2 Trên sông Vu Gia ở đoạn cửa vào sông Quảng Huế mới [2] 1.1.3 Trên sông Quảng Huế cũ [2] 1.2 Hiệu quả các công trình [5] II. TÌNH HÌNH SÔNG QUẢNG HUẾ CŨ SAU KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN CHỈNH TRỊ SÔNG QUẢNG HUẾ (GIAI ĐOẠN 2002 – 2010 ) 2.1 Diễn biến địa hình, lòng dẫn trên sông Quảng Huế cũ [5] 2.1.1 Diễn biến trên mặt bằng đoạn sông Vu Gia tại cửa vào sông Quảng Huế cũ 2.1.2 Diễn biến lòng dẫn sông Quảng Huế cũ 2.2 Biến động chế độ thủy văn dòng chảy trên khu vực sông Quảng Huế cũ 2.2.1 Tỷ lệ phân lưu vào sông Quảng Huế cũ trước 1999 (trước cắt dòng tạo sông Quảng Huế mới) 2.2.2 Tỷ lệ phân lưu vào sông Quảng Huế cũ hiện nay [5] III. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO [1].Trung tâm Động lực sông – Viện Khoa học Thủy lợi (2002), Dự án khả thi “Ổn định dòng chảy khu vực sông Vu Gia, Quảng Huế phục vụ dân sinh kinh tế Quảng Nam - Đà nẵng”. [2].Trường Đại học Thuỷ lợi (2008). Dự án khắc phục chỉnh trị sông Quảng Huế sau lũ 2007 . [3].Viện Quy hoạch thuỷ lợi - Bộ NN và PTNT (2010). Báo cáo cập nhật, bổ sung Quy hoạch tổng hợp lưu vực Vu Gia - Thu Bồn. [4].Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam (2012). Dự án quy hoạch thuỷ lợi khu vực Nam Trung bộ trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng [5]. Phòng TNTĐ QG về động lực học sông biển (2012): Báo cáo dự án: Đánh giá biến động dòng chảy sông Vu Gia – Thu Bồn và đề xuất giải pháp công trình phù hợp cho khu vực Quảng Huế trong tình hình mới phát sinh trên lưu vực. Chi tiết bài báo xem tại đây: Đánh giá biến động lòng dẫn và dòng chảy tại khu vực sông Vu Gia - Quảng Huế sau khi xây dựng công trình chỉnh trị Tác giả: ThS. Nguyễn Ngọc Đẳng, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, PGS.TS. Trần Xuân Thái TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học Sông biển
Ý kiến góp ý: