Đánh giá biến động và nguyên nhân gây suy giảm bùn cát đến hệ thống sông Hồng, thời kỳ 2000 - 2015
25/08/2020Bài báo trình bày kết quả phân tích, đánh giá biến động của bùn cát đến từ thượng lưu ( độ đục và tổng lượng ) trên hệ thống sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay cũng như sự suy giảm mang tính đột biến tổng lượng cát về hạ du sông Hồng trong những năm gần đây, qua đó đã đưa ra các nhận định về nguyên nhân chính gây suy giảm tổng lượng bùn cát về hạ du, làm căn cứ để nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động bất lợi đến hoạt động của các sông trình thủy lợi trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngay sau khi hồ Hòa Bình trên sông Đà hoàn thành và đi vào vận hành (năm 1987), tổng lượng bùn cát về hạ du hệ thống sông Hồng đã suy giảm rõ rệt, chỉ còn khoảng từ 40% - 60% so với giai đoạn ngay trước khi xây dựng hồ. Sự suy giảm bùn cát về hạ du đã gây nên hiện tượng xói phổ biến ở hạ du sông Đ à và dòng chính sông Hồng. Về mặt nguyên lý, sau một thời gian đi vào vận hành, hiện tượng xói phổ biển sẽ giảm dần do dòng sông đã dần tạo nên sự cân bằng mới về chế độ thủy động lực. Tuy nhiên trong thực tế,
trong khoảng thời gian từ 15 năm đến gần 30 năm kể từ hồ Hòa Bình đi vào vận hành, quá trình biến động lòng dẫn sông Hồng theo xu thế xói sâu lòng dẫn cũng như mất ổn định bờ, bãi sông vẫn gia tăng và ngày càng gây nên các động bất lợi đến chế độ thủy động lực trên hầu hết các sông chính ở hạ du. Về nguyên nhân gây nên các động trên, các nghiên cứu cũng đều thống nhất khẳng định là do: (1) khai cát cát (khai thác quá mứ c cho phép và khai thác không theo các quy hoạch có cơ sở khoa học); (2) xây dựng hệ thống các hồ chứ a ở thượng lưu, đặc biệt là trên sông Đà và (3) một số nguyên nhân mang tính cục bộ khác…
Kết quả phân tích trong bài báo này sẽ làm rõ thêm một trong những nguyên nhân tác động đến diễn biến lòng dẫn đó là biến động bùn cát đến từ thượng lưu, trong đó bao gồm cả quá trình và đánh giá nguyên nhân gây nên biến động bùn cát về từ thượng lưu trên hệ thống sông Hồng trong thời kỳ từ năm 2001 đến nay.
1. BIẾN ĐỘNG CỦA TỔNG LƯỢNG BÙN CÁT ĐẾN TỪ THƯƠNG LƯU HỆ THỐNG
1.1 Tổng lượng bùn cát đến từ thượng lưu thời kỳ 2001 ÷ 2015
1.2 So sánh tổng lượng bùn cát đến từ thượng lưu trong thời kỳ 2000 ÷ 2015
1.3 Vai trò của bùn cát đến trên sông Thao đối với tổng lượng bùn cát đến của cả 3 sông trong thời kỳ 2001 ÷ 2015
2. HIỆN TƯỢNG SUY GIẢM ĐỘT BIẾN BÙN CÁT ĐẾN TỪ THƯỢNG LƯU TRÊN SÔNG THAO VÀ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT NGUYÊN NHÂN
2.1 Hiện tượng suy giảm đột biến bùn cát về trên sông Thao trong những năm gần đây
2.2 Đánh giá nguyên nhân làm suy giảm bùn cát đến từ thượng lưu trên sông Thao
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phòng TNTĐ Quốc gia về động lực học sông biển – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam: Các báo cáo chuyên đề phân tích diễn biến bùn cát, lòng dẫn thuộc đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu dự báo xu thế biến đổi hạ thấp lòng dẫn và đề xuất giải pháp khắc phục, khai thác hiệu quả công trình thủy lợi trên hệ thống sông Hồng “, 2016;
[2] Viện Quy hoạch Thủy lợi: “ Nghiên cứ u xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang trong mùa kiệt “. Đ ề tài cấp NN, 2014;
[3] Hà Văn Khối, Vũ Thị Minh Huệ: Phân tích ảnh hưởng của các hồ chứa thượng nguồn trên địa phận Trung Quốc đến dòng chảy hạ lưu sông Đà, sông Thao. Tạp chí KHKT Thủy lợi & môi trường, 9/2012.
Xem bài báo tại đây: Đánh giá biến động và nguyên nhân gây suy giảm bùn cát đến hệ thống sông Hồng, thời kỳ 2000 - 2015
Tác giả:
Nguyễn Ngọc Quỳnh
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: