Đánh giá chế độ thủy động lực tương phản giữa hai đới biển ven bờ bao quanh mũi Cà Mau
07/07/2021Mũi Cà Mau và đới biển ven bờ bao quanh nó hình thành và tồn tại trên nền bãi bồi tụ của phù sa sông Mekong - là mảnh gép độc đáo vươn mạnh ra biển Tây Nam làm thành bán đảo Cà Mau và biến châu thổ sông Mekong có dạng bất đối xứng trục ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân là do sự tương phản sâu sắc của chế độ thủy động lực vùng biển phía tây và đông bán đảo Cà Mau. Bài viết này sẽ cung cấp các đánh giá về chế độ thủy động lực và sóng biển tương phản trên vùng biển ven bờ bao quanh mũi Cà Mau và lân cận dựa vào kết quả mô phỏng trên mô hình MIKE 21/3 Couple Model FM đã được cân chỉnh và kiểm định cẩn thận nhằm bổ sung thêm các thông tin và cơ sở dữ liệu rất cần thiết để quy hoạch, khai thác và bảo vệ hiệu quả hơn vùng lãnh thổ này. Đới biển ven bờ quanh mũi Cà Mau có chế độ thủy động lực phức tạp, biến động mạnh theo không gian và thời gian do khối nước phải vận động quanh cấu trúc lớn, lồi mạnh ra phía biển với bãi bồi ngầm rộng mênh mông và đáy biển dốc đứng tại đường chân châu thổ ngầm. Cường suất các yếu tố thủy động lực biển ven bờ đông mạnh gấp đôi biển ven bờ tây. Có sự tương phản sâu sắc theo mùa, theo tiết: trong mùa khô kiệt, biển ven bờ đông Mũi Cà Mau rất sôi động, nhưng biển ven bờ tây lại khá yên tĩnh, và ngược lại vào mùa mưa lũ. Đặc biệt, có sự suy giảm đột ngột tốc độ khi dòng chảy từ biển Đông vòng qua Mũi Cà Mau đổ vào biển Tây - cơ chế chính hình thành và phát triển bãi bồi phía bắc Mũi Cà Mau - bãi bồi Cà Mau
1. ĐẶT VẤN ĐỀ *
2. TÀI LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài độc lập cấp Nhà nước, Mã số: ĐTĐL.2011.T/43 “Nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển vùng bồi tụ ven bờ và các giải pháp khoa học và công nghệ để phát triển bền vững về kinh tế - xã hội vùng biển Cà Mau”. Chủ nhiệm Nguyễn Hữu Nhân.
[2] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.
[3] Dữ liệu khí tượng, thủy văn thực đo tại các trạm cơ bản được thu thập từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ.
[4] Dự án cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Điều tra khảo sát biến đổi hình thái dải ven biển vùng Nam Trung bộ và Nam Bộ” do Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam chủ trì.
[5] Dự án cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Điều tra cơ bản vùng cửa sông thuộc hệ thống sông Tiền, sông Hậu năm 2009 và 2010” do Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam chủ trì.
[6] Dự án cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Khảo sát, mô phỏng chế độ động lực bồi lắng, xói lở khu vực Cà Mau do tác động của biến đổi khí hậu”. Chủ trì thực hiện: Viện Khí tượng thủy văn và Môi trường (2014).
[7] Edward J. Anthony, Guillaume Brunier, Manon Besset, Marc Goichot, Philippe Dussouillez, Van Lap Nguyen. 2015. Liên hệ giữa xói lở nhanh ở Đồng bằng sông Cửu Long và các hoạt động của con người. SCIENTIFIC REPORTS 5:14745. DOI: 10.1038/srep14745.
[8] Hải Quân Nhân Dân Việt Nam (1979, 1984). Hải Đồ 1979, 1984.
[9] http://vnmc.gov.vn/news/18.aspx (truy cập ngày 08/6/2016).
[10] Nguyễn Bá Cao, Nguyễn Hữu Nhân (2018). Đánh giá tác động của tuyến kè hiện hữu và giải pháp công trình đề xuất mới đối với chế độ thủy-thạch động lực biển ven bờ Mũi Cà Mau nhằm bảo vệ và phát triển vùng Đất Mũi. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, ISSN 1859-4255, cùng số này, Tháng 9/2018.
[11] Nguyễn Hữu Nhân (1998). Dự báo cấu trúc dòng chảy 3 chiều trong vịnh Thái Lan bằng mô hình MECCA. Tạp chí KTTV số 6 (451). 29-35.
[12] Nguyễn Hữu Nhân (1999). Mô hình hoàn lưu toán 3 chiều trong vịnh Thái Lan. Tạp chí KTTV số 12 (468).
[13] Nguyễn Hữu Nhân và nnk (1999). Hệ thống HYDROGIS để dự báo động thái vận chuyển và ngập nước vùng hạ du các hệ thống sông. Tạp chí KTTV, ISSN 0108-2085, 457, 1, 1-7.
[14] Nguyễn Hữu Nhân (2000). Đánh giá dòng chảy dư 3 chiều vùng cửa sông bằng mô hình số trị. 1 Tạp chí KTTV, ISSN 0108-2085, 476, 8 10.
[15] Nguyễn Hữu Nhân (2006). Xây dựng phần mềm mô tả lũ lụt và xâm nhập mặn trợ giúp dự báo vùng ĐBSCL. Đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường.
[16] Nguyễn Hữu Nhân (2008). Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Xây dựng phần mềm và hệ cơ sở dữ liệu dự báo sóng biển ven bờ và cửa sông Nam Bộ”. Hà Nội.
[17] Nguyễn Hữu Nhân (2009). Mô hình dự báo sóng VINAWAVE. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học kỷ niệm 50 năm thành lập. Trang 78-98.
[18] Nguyễn Hữu Nhân (2011). “Nghiên cứu sự biến dạng của các yếu tố triều trên biển ven bờ và các cửa sông Nam Bộ do nước biển dâng”. Đề tài cấp cơ sở Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
[19] Nguyễn Hữu Nhân (2013). Đánh giá mực nước dâng do bão tại biển ven bờ và cửa sông Nam Bộ trong điều kiện biển đổi khí hậu. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, ISSN 0866-8744, 629 (5) 2013, trang 44-52.
[20] Nguyễn Hữu Nhân (2013). Đánh giá sự biến dạng các yếu tố triều tại vùng biển ven bờ và cửa sông Nam Bộ do nước biển dâng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, ISSN 1859-4255, Tập 3, số 12, trang 18-24.
[21] Phan Văn Hoặc (1995). Điều tra nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng biển Tây Nam phục vụ một số nhiệm vụ kinh tế-xã hội cấp bách hiện nay. Đề tài KT.03.22 thuộc chương trình biển KT.03.
[22] Phan Văn Hoặc (2000). Điều tra bổ sung vùng biển vịnh Thái lan. Đề tài KHCN.06.03 thuộc chương trình biển KHCN-06.
[23] Tổng cục thủy Lợi (2010). Báo cáo và CSDL điều tra cơ bản các cửa sông, sông Hậu và sông Sài Gòn Đông Nai. Chủ trì thực hiện: Viện Kỹ thuật Biển và Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam.
[24] DHI (2012). MIKE21/3 Coupled Model FM. Hydrodymamic and transport module. Scientific documentation.
[25] DHI (2012). MIKE21/3 Coupled Model FM. Spectal wave module. Scientific documentation.
[26] DHI (2012). MIKE21/3 Coupled Model FM. User Guide.
[27] Liu Paul (Jingpu). Fate of World River-Derived Sediment to the Global Ocean: Large Rivers v.s. Small Mountainous Rivers. Báo cáo Hội thảo nhân dịp kỷ niệm 10 năm hợp tác khoa học Việt - Mỹ, tại Viện Địa chất và Địa vật lý biển. Ngày 18-11-2005.
[28] Nguyen Huu Nhan (2016). Tidal regime deformation by sea level rise along the coast of the Mekong Delta. Estuarine, Coastal and Shelf Science 183 (2016) 382-391. DOI: 10.1016/j.ecss.2016.07.004.
Xem bài báo tại đây: Đánh giá chế độ thủy động lực tương phản giữa hai đới biển ven bờ bao quanh mũi Cà Mau
Tác giả: Nguyễn Bá Cao, Nguyễn Hữu Nhân - Viện Kỹ thuật Biển
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: