Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình
01/11/2021Đồng bằng sông Hồng có diện tích 14.784 km2, chiếm khoảng 4,5% diện tích của cả nước. Đây là vùng có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế của Việt Nam với thủ đô Hà Nội và cũng là vùng sản xuất, canh tác nông nghiệp lớn thứ 2 của đất nước. Trong vùng hiện có nhiều hệ thống công trình thủy lợi đã được xây dựng tương đối hoàn thiện, song cũng không hoàn toàn miễn nhiễm với ảnh hưởng của hạn hán. Liên tiếp trong những năm gần đây, vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình chịu tác động nặng nề của những trận hạn lớn, xảy ra trên diện rộng, liên tục và kéo dài từ năm 2003-2011 gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng lớn đến đến đời sống, kinh tế xã hội và môi trường. Hạn hán được phân loại gồm hạn khí tượng, hạn thủy văn, hạn nông nghiệp và hạn kinh tế xã hội, trong nghiên cứu này chỉ xem xét đến vấn đề hạn thủy văn. Có nhiều yếu tố tác động đến hạn thủy văn trong đó có những yếu tố chính và yếu tố phụ vì vậy việc xác định và phân cấp mức độ tác động của các yếu tố đến hạn thủy văn là cần thiết. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hạn thủy văn ở vùng hạ du sông Hồng – Thái Bình thông qua hai chỉ số chính là chỉ số thiếu hụt dòng chảy Kth và chỉ số cấp nước mặt SWSI. Từ các kết quả đánh giá biến động về các chỉ số hạn theo không gian và thời gian, kết hợp với việc phân tích xác định các nguyên nhân điển hình gây ra hiện tượng hạn hán, đã thành lập bảng phân cấp độ các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến diễn biến hạn hán ở khu vực này.
1. MỞ ĐẦU*
2. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở dữ liệu sử dụng
2.2. Phương pháp nghiên cứu [2][3][4][5]
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá hạn hán cho vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình bằng chỉ số thiếu hụt dòng chảy Kth [1]
3.2. Đánh giá hạn hán cho vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình bằng chỉ số cung cấp nước bề mặt SWSI [1]
3.3. Đề xuất các tiêu chí, yếu tố đánh giá và phân cấp độ tác động đến hạn hán ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồ Việt Cường và Nnk, đề tài cấp Quốc gia KC.08.05/16-20 “Nghiên cứu đánh giá xu thế diễn biến, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình và đề xuất các giải pháp ứng phó”. Phòng TNTĐ Quốc gia về ĐLH Sông biển, Năm 2016-2019.
[2]. Đào Xuân Học “Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các tỉnh Duyên hải Miền trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận”. Trường Đại học Thủy Lợi, Năm 2001.
[3]. Nguyễn Quang Kim “Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống”. Trường Đại học Thủy Lợi, Năm 2005.
[4]. Nguyễn Văn Thắng “Nghiên cứu và xây dựng công nghệ dự báo và cảnh báo sớm hạn hán ở Việt Nam”. Viện Khoa học KTTV&MT, Năm 2007.
[5]. Trần Thục “Xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên”. Viện Khoa học KTTV&MT, Năm 2008.
_________________________________________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình
Hồ Việt Cường
Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về Động lực học sông biển
Trần Văn Trà, Nguyễn Huy Phương
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: