TextBody
Huy chương 2

Đánh giá hiện trạng, một số khuyến nghị trong chính sách và đào tạo chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp

17/06/2019

Chuyển giao và áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế của khu vực nông thôn Việt Nam. Trong quá trình chuyển giao và ứng dụng KHCN, công tác đào tạo tập huấn và chính sách khuyến khích được cho là nút thắt trong việc áp dụng rộng rãi tiến bộ KHCN trong sản xuất nông nghiệp. Theo đánh giá sơ bộ tại 5 tỉnh trên cả nước mới chỉ từ 40-43% những kiến thức thông qua tập huấn, đào tạo KHCN được đưa vao ứng dụng trong sản xuất của người dân. Đánh giá sâu cho thấy số lượng các hoạt động chuyển giao KHCN và tiến bộ KHCN trong sản xuất nông nghiệp từ khối khối ngoài công lập cao hơn 4-16% so với khối công lập do tính gắn kết cao với thị trường bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, các phản hồi từ các nhà quản lý và người dân tại 5 tỉnh khảo sát cho thấy có 4 nhóm chính sách được khuyến nghị cho là đóng góp đến hiệu quả chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất nông nghiệp đó là chính sách đất đai, vay vốn, đào tạo và kết nối thị trường. Nghiên cứu khuyến nghị trong công tác nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao tiến bộ KHCN trong sản xuất nông nghiệp, ngoài hỗ trợ về mặt chính sách như khảo sát thì định hướng cách tiếp cận trong nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao theo hướng “kéo đẩy” – “technology push và market pull” cần được xem xét và khuyến khích.

GIỚI THIỆU

Ngành Nông nghiệp luôn được đánh giá là ngành có vai trò quan trong trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội cho đất nước nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt cũng như thách thức của yêu cầu phát triển bền vững trong nông nghiệp theo hướng chất lượng và hiệu quả càng cho thấy sự cần thiết của việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) cho sản xuất nông nghiệp.(1) Nói cách khác, ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp hiện nay được cho là nhân tố hàng đầu đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành trong tương lai.

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ và Quốc hội đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích việc chuyển giao KHCN và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đồng thời tăng cường năng lực trong chuyển giao tiến bộ KHCN vào sản xuất. Cụ thể là việc phê duyệt và ban hành hai chương trình, đề án về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của thủ tướng chính phủ ngày 10 tháng 6 năm 2013 và Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trong đó có các tiêu chí về tổ chức sản xuất và thu nhập liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp cần có ứng dụng của KHCN cũng như tăng cường năng lực trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp. Đồng thời đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng nêu rõ việc nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyển giao công nghệ là khâu then chốt tạo sự đột phá, góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo (bao gồm đào tạo chính quy về nông-lâm-ngư nghiệp, thủy lợi, đào tạo nghề, đào tạo về KHCN, khuyến nông…) trong khu vực nông thôn từ năm 2011-2015 vẫn còn tương đối thấp, mới chỉ chiếm khoảng 11,5%. Đối với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ này chỉ là 10,8% (Bảng 1).

Việc phổ biến và đào tạo chuyển giao tiến bộ KHCN vào trong sản xuất trên thế giới và Việt Nam thường gặp những lực cản nhất định và được đánh giá là nút thắt trong việc phổ ứng dụng tiến bộ KHCN.(2-5) Một số đặc điểm chính của những trở ngại đó là:

Tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp phải mất thời gian phát triển tương đối dài, đặc biệt là các nghiên cứu về giống cây trồng, kỹ thuật tưới, chế độ tưới;

-   Nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro cho cả chương trình nghiên cứu và người thử nghiệm;

-   Thiếu những cơ chế chính sách hợp lý khuyến khích triển khai các tiến bộ KHCN trong giai đoạn chuyển giao và thử nghiệm đặc biệt là trong đào tạo tập huấn.

Xuất phát từ những thông tin cơ bản về đào tạo tập huấn ứng dụng KHCN cũng như những đặc điểm về trở ngại trong ứng dụng KHCN vào sản xuất như trên, nghiên cứu đã được tiến hành đánh giá và rà soát hiện trạng về chính sách và công tác tăng cường năng lực chuyển giao KHCN trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt trong các xã xây dựng theo chương trình nông thôn mới. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu các nguyên nhân và giải pháp cho nút thắt từ nghiên cứu đến ứng dụng KHCN đặc biệt trong định hướng nghiên cứu, các chính sách hỗ trợ, công tác đào tạo và chuyển giao KHCN.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊU CỨU

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ THẢO LUẬN

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]        BKHCN. 2013. Hội nghị đánh giá ứng dụng KHCN trong nông nghiệp.

[2]        Roling, N. 1990. The agricultural research-technology transfer interface: a knowledge systems perspective. Making the link: Agricultural research and technology transfer in developing countries:1-42.

[3]        Bozeman, B. 2000. Technology transfer and public policy: a review of research and theory. Research policy 29:627-655.

[4]        Kaimowitz, D., M. Snyder, P. Engel, D. Merrill-Sands, A. De Janvry, D. Runsten, R. Evenson, S. D. Biggs, and E. J. Clay. 1989. A conceptual framework for studying the links between agricultural research and technology transfer in developing countries. ISNAR, The Hague (Paises Bajos).

[5]        Sơn, Đ. K. 2001. Công nghiệp hoá từ nông nghiệp, lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[6]        BNN&PTNT. Tổng kết 20 năm hoạt động Khuyến nông Việt Nam (1993- 2013) và định hướng hoạt động khuyến nông đến năm 2020.

[7]        Sơn, Đ. K. 5 kiến nghị về quản lý KHCN trong nông nghiệp. Báo tia sáng.

[8]        Costa, A. I. A., and W. M. F. Jongen. 2006. New insights into consumer-led food product development. Trends in Food Science & Technology 17:457-465. 


Xem bài báo tại đây: Đánh giá hiện trạng, một số khuyến nghị trong chính sách và đào tạo chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp

Tác giả:

Nguyễn Tùng Phong, Trần Đức Trinh, Lê Thị Hồng Nhung
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: