TextBody
Huy chương 2

Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt tỉnh Ninh Bình

19/12/2016

Nước là nguồn tài nguyên quý giá và không phải là vô tận. Trong đó nước mặt dễ bị tổn thương nhất do được khai thác tối đa nhằm phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội. So với cả nước, Ninh Bình là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư nhiều, dịch vụ và du lịch mở rộng với nhiều hình thức, dân cư ngày càng đông đúc. Điều này tác động rất lớn đến tài nguyên nước nói chung và đặc biệt đối với tài nguyên nước mặt của tỉnh như: làm thiếu nước cục bộ tại một số địa phương, xâm nhập mặn gia tăng, chất lượng nước ngày càng suy giảm…

Vì vậy, việc đánh giá tài nguyên nước mặt cho các mục đích sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là đánh giá cho mục đích sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá và điều tra, khảo sát thực địa, bài báo tập trung đưa ra những nhận định về hiện trạng sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ sinh hoạt. Từ đó, đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước mặt cho tỉnh Ninh Bình.

MỞ ĐẦU

Theo các công trình nghiên cứu của Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Quốc Gia, tài nguyên nước mặt tỉnh Ninh Bình đang bị tác động bởi sự phát triển của các ngành kinh tế - xã hội kéo theo sự gia tăng mức độ khai thác nguồn nước, làm biến đổi nhanh cả về lượng và chất. Tình hình ô nhiễm đã và đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và có lúc đã trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng. Xâm nhập mặn gia tăng, mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng với khả năng của nguồn cung cấp ngày càng rõ rệt. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt cho các mục đích sử dụng là việc làm hết sức cần thiết đối với các cơ quan quản lý hiện nay, đặc biệt là cho mục đích sử dụng nước sinh hoạt. Bài báo này sẽ tập trung đánh giá tiềm năng, chất lượng nguồn tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh Ninh Bình. Đánh giá mức độ sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước này để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TỈNH NINH BÌNH

3.1. Hiện trạng tài nguyên nước mặt

a) Tiềm năng nguồn nước mặt

b) Chất lượng nước mặt phục vụ nhu cầu sinh hoạt

3.2 Hiện trạng sử dụng nước mặt phục vụ sinh hoạt

a) Tình hình sử dụng nước mặt trong sinh hoạt

b) Những tồn tại trong sử dụng nguồn nước mặt

3.3. Đánh giá một số yếu tố tác động đến tài nguyên nước mặt trong tương lai

a) Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt đến năm 2020

b) Lưu lượng nước thải sinh hoạt

c) Xâm nhập mặn

IV. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

V. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ tài nguyên và môi trường (2012), Báo cáo Kịch bản biến đối khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.

[2]. Cục thống kê Ninh Bình (2013), Niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê.

[3]. Nguyễn Sinh Huy (2003), Đồng bằng sông Cửu Long tài nguyên Đất – Nước và vấn đề khai thác (Bài báo khoa học), Trường Đại học Thủy Lợi.

[4]. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình (2013), Báo cáo kết quả công tác cập nhập, bổ sung bộ chỉ số nước sạch & VSMTNT tỉnh Ninh Bình.

[5]. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình(2008), Rà soát quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2015.

[6]. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình(2013), Báo cáo kết quả công tác cập nhập, bổ sung bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Ninh Bình năm 2012.

[7]. Tỉnh ủy Ninh Bình - Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam (2010), Địa chí Ninh Bình, NXB Chính trị Quốc Gia.

[8]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, Báo cáo Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

[9]. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc Gia (2013), Báo cáo hiện trạng tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nguồn nước mặt.

[10]. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc Gia(2013), Báo cáo tóm tắt đồ án quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt.

[11]. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình(2012), Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


Xem bài báo tại đây: Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt tỉnh Ninh Bình

Tác giả:
CN. Bùi Thị Tin, PGS.TS. Nguyễn Thục Nhu - Đại học Sư phạm Hà Nội
TS. Nguyễn Mai Đăng - Trường Đại học Thủy lợi

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: