TextBody
Huy chương 2

Đánh giá lựa chọn mô hình, giải pháp công nghệ khai thác sử dụng bền vững nguồn nước Karst vùng núi cao, khan hiếm nước khu vực Bắc bộ

22/02/2021

Các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác sử dụng nguồn nước nói chung, nước karst nói riêng bền vững phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là các yếu tố tự nhiên (nguồn nước, sự biến đổi khí hậu…) và các yếu tố nhân tạo (công nghệ áp dụng, ý thức bảo vệ nguồn nước, chế độ duy tu, bảo dưỡng …).

Việc lựa chọn được các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nước mới, phù hợp và bền vững lâu dài là một bài toán khó khăn hiện nay, nhất là đối với vùng núi cao khan hiếm nước. Để hóa giải một phần khó khăn của bài toán này, tập thể tác giả đã nghiên cứu và đưa ra 5 nhóm chỉ tiêu: chỉ tiêu về nguồn nước; chỉ tiêu về điều kiện khai thác; chỉ tiêu về kỹ thuật công nghệ; chỉ tiêu về kinh tế và chỉ tiêu về văn hóa xã hội, đánh giá theo cách tính điểm để lựa chọn, áp dụng mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nước bền vững cụ thể cho từng xã khan hiếm nước vùng núi cao khu vực Bắc bộ.

1. GIỚI THIỆU

Vùng núi cao karst khan hiếm nước khu vực phía Bắc là khu vực phân bố các thành tạo Carbonat có tính hòa tan cao, nên có khả năng hình thành các các hệ thống khe nứt, hang hốc karst tạo điều kiện thấm nước tốt. Tuy nhiên, do có địa hình cao, phân cắt mạnh, sâu và dốc làm cho khả năng tàng trữ nước kém do bị thoát rất nhanh theo hệ thống khe nứt, hang hốc karst thoát ra mạng lưới xâm thực địa phương tạo nên sự khan hiếm nước rất nghiêm trọng, gây khó khăn cho đời sống của nhân dân. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và đầu tư thích đáng để giải quyết vấn đề cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng núi cao thông qua nhiều Chương trình, Dự án khác nhau, do nhiều Bộ, Ngành khác nhau và các tổ chức Quốc tế thực hiện. Nhiều giải pháp khai thác sử dụng các nguồn nước được triển khai áp dụng, như xây bể, lu chứa nước mưa; xây dựng các hồ treo chứa nước, đập ngăn nước; xây dựng các công trình lấy nước tự chảy; khảo sát khoan thăm dò tìm kiếm, khai thác nước từ các giếng đào, giếng khoan…Đến nay, các công trình đó đã và đang mang lại hiệu quả nhất định, giải quyết những khó khăn trong cuộc sống thường ngày của người dân, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc ở vùng núi cao. Tuy nhiên, do những tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội và tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng thiếu nước vẫn xảy ra thường xuyên, nhất là vào mùa khô hạn. Nhiều Hồ treo, bể chứa nước, công trình cấp nước đã xuống cấp hoặc bị cạn kiệt không đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho người dân và phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Như vậy, vấn đề ở đây là giải pháp, mô hình khai thác, sử dụng nguồn nước như thế nào là hợp lý, hiệu quả và bền vững đáp ứng nhu cầu cấp nước cho người dân vùng karst núi cao khan hiếm nước ở khu vực phía Bắc lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, để có cơ sở đề xuất các định hướng xây dựng các mô hình, giải pháp khai thác sử dụng bền vững nguồn nước cần có bộ tiêu chí cụ thể. Xuất phát từ lý do đó, trong bài báo này các tác giả nghiên cứu đề xuất các tiêu chí lựa chọn mô hình, giải pháp khai thác sử dụng nước dưới đất vùng karst núi cao khan hiếm nước đảm bảo bền vững.

2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Chỉ tiêu nguồn nước

2.2. Chỉ tiêu về điều kiện khai thác

2.3. Chỉ tiêu văn hóa - xã hội

2.4. Chỉ tiêu kinh tế

2.5. Chỉ tiêu kỹ thuật - công nghệ

3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả đạt được

3.2. Thảo luận

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Học và nnk, 2005. Đánh giá tính bền vững trong khai thác nước ngầm lãnh thổ Việt Nam. Định hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ nước ngầm đến năm 2020. Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà nước. Lưu trữ trường đại học Mỏ - Địa chất;

[2] Phạm Bá Quyền, 2017. Nghiên cứu giải pháp khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước tại các vùng núi cao karst Đông bắc Việt Nam. Áp dụng thử nghiệm tại vùng cáo nguyên đá Đồng Văn. Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài cấp Bộ. Mã số: 2015.02.06

[3] Bonacci O: “Karst Hydrology”. Berlin: Springer Verlag. 1987.

[4] Canter and D.A. Sabatani, Aquifers Map Vulnersbity in water managenment, Internetional conference on Groundwater resouses managenment, BANGKOK - THAILAND 5-7-1990.

[5] Guidelines on Drinking water protection areas, part 1, 2006. Groundwater protection areas, Technical rule, Code of practice W101, DVGW German Technical and Scientific Association for gas and water.


Xem bài báo tại đây: Đánh giá lựa chọn mô hình, giải pháp công nghệ khai thác sử dụng bền vững nguồn nước Karst vùng núi cao, khan hiếm nước khu vực Bắc bộ

Tác giả:

Nguyễn Văn Lâm, Đào Đức Bằng, Vũ Thu Hiền
Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đỗ Ngọc Ánh, Nguyễn Văn Trãi
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

                                                                                                             TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: