TextBody
Huy chương 2

Đánh giá rủi ro khí hậu đối với cơ sở hạ tầng: áp dụng cho hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé ở đồng bằng sông Cửu Long

08/11/2021

Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đầu tư hàng triệu đô la vào cơ sở hạ tầng (CSHT) dài hạn, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, nguy cơ thiệt hại đầu tư do các hiện tượng thời tiết cực đoan và các thảm họa khởi phát chậm như nước biển dâng đòi hỏi các nhà ra quyết định phải đảm bảo khả năng phục hồi cho các CSHT đang và sẽ được đầu tư. Trong bối cảnh này, đánh giá rủi ro khí hậu cho CSHT được xem là một công cụ hiệu quả để xác định rõ các mức độ nhu cầu thích ứng của CSHT, đồng thời làm cơ sở kỹ thuật cho phát triển các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Những đánh giá như vậy được kỳ vọng sẽ hỗ trợ xây dựng các giải pháp cho đầu tư CSHT chống chịu khí hậu, đặc biệt là khi nhiều CSHT mới được triển khai nhưng thiếu kiến thức về tổn thương của CSHT. Trong nghiên cứu này, phương pháp PIEVC đánh giá rủi ro khí hậu cho CSHT theo từng bước (phương pháp PIEVC) được áp dụng cho hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé trong giai đoạn thiết kế cơ bản. Phương pháp PIEVC được phát triển bởi Hiệp hội Kỹ sư Canada từ năm 2008. Các ma trận rủi ro từ đánh giá PIEVC đã đưa ra một bức tranh về các rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé dưới tác động của các yếu tố khí hậu và thủy văn trong cả điều kiện lịch sử và dự báo tương lai. Thông qua đánh giá này, một số khuyến nghị chính đã được đề xuất để hỗ trợ các nhà ra quyết định trong các giai đoạn thiết kế chi tiết, thiết kế bản vẽ thi công, vận hành và bảo trì của hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé. Nghiên cứu cũng cho thấy tiềm năng lớn trong việc áp dụng rộng rãi PIEVC để đánh giá rủi ro khí hậu cho CSHT hiện hữu và đang trong quy hoạch ở Việt Nam để xây dựng trong tương lai, đặc biệt ở ĐBSCL, nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng của nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH.

1. GIỚI THIỆU

2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHÍ HẬU - PIEVC

3. ÁP DỤNG PIEVC CHO CỐNG CÁI LỚN - CÁI BÉ

4. ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHÍ HẬU

5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

5.1. Tương tác giữa các thành phần công trình với các yếu tố khí hậu và thủy văn

5.2. Rủi ro tiềm ẩn cho các thành phần công trình

5.3. Khuyến nghị

6. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 (PMU-10) (2018). Hồ sơ dự án thủy lợi cống Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1.

[2] Bộ Kế hoạch Đầu tư (2018). Đánh giá cấp quốc gia của Việt Nam về việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

[3] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.

[4] GIZ (2019). Báo cáo nhiệm vụ tư vấn: Phân tích và đánh giá rủi ro khí hậu cho dự án cống Cái Lớn - Cái Bé sử dụng phương pháp kỹ thuật PIEVC, thuộc dự án Tăng cường dịch vụ khí hậu cho đầu tư công trình (CSI).

[5] Hiệp hội Kỹ sư Canada (2016). Phương pháp kỹ thuật PIEVC cho đánh giá tổn thương cơ sở hạ tầng và thích ứng với biến đổi khí hậu: Các nguyên tắc và hướng dẫn sử dụng (Phiên bản PG-10.1).

[6] Hiệp hội Kỹ sư Canada (2018). Các ứng dụng của phương pháp kỹ thuật PIEVC cho đánh giá tổn thương cơ sở hạ tầng. Thông tin được xem vào ngày 29 tháng 8 năm 2018 từ https://pievc.ca/assessments.

[7] IPCC (2014). Biến đổi khí hậu - Các tác động, tính thích ứng và tính dễ bị tổn thương; Phần A: Các yếu tố toàn cầu và cho ngành. Báo cáo đánh giá thứ năm của tổ chức liên chính phủ

[8] Phạm Hoàng Mai, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Diệu Trinh, Nguyễn Giang Quân, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Benjamin Hodick, Katharina Lotzen, Nguyễn Hoàng Xuân Anh, Ngô Tiến Chương, Ngô Phúc Hạnh (2019). Dịch vụ khí hậu trong đầu tư kết cấu hạ tầng phối cảnh quy hoạch cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 07, ISSN 0866-7120.

_________________________________________________________________________________________________

Chi tiết bài báo xem tại đây: Đánh giá rủi ro khí hậu đối với cơ sở hạ tầng: áp dụng cho hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé ở đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Đức Công Hiệp, Lê Viết Minh, Đỗ Đức Dũng, Nguyễn Trung Nam
Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam (SIWRP)
Nguyễn Thị Minh Ngọc, Benjamin Hodick, Katharina Lotzen
Cơ quan hợp tác phát triển Đức (GIZ)
Trần Minh Điền
Ban Quản lý Đầu Tư và Xây dựng Thủy lợi 10
Nguyễn Thị Liên
Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: