Đánh giá sự thay đổi sức tải lũ trên sông Sài Gòn
20/07/2021Bài báo tổng hợp kết quả đánh giá khả năng tải lũ của sông Sài Gòn của đề tài KHCN cấp nhà nước KC08.07/16-20 “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đảm bảo an toàn công trình đầu mối và hạ du hồ Dầu Tiếng trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan” sử dụng một số kết quả nghiên cứu trước đây, tài liệu khảo sát địa hình và kết quả tính từ mô hình toán (MIKE11).
So sánh mực nước và lưu lượng xả lũ tương ứng dọc theo sông Sài Gòn cho thấy khả năng tải dòng chảy của sông Sài Gòn gia tăng vùng thượng lưu và giảm đi ở vùng hạ du. Cụ thể là tại mặt cắt ngang trạm Dầu Tiếng, với mực nước lũ đạt 6,0 m, lưu lượng tải năm 1984 chỉ đạt 650 m3/s, năm 2005 đạt 1.300 m3/s và đến năm 2017 đạt tới 2.200 m3/s, tức là tăng tới 47 m3/năm, tương đương với khoảng 7.2% năm. Dọc theo sông Sài Gòn khả năng tải dọc sông Sài Gòn gia tăng từ Km 0 (chân đập) về đến Km 100. Ngược lại, khả năng tải dọc sông Sài Gòn giảm đi từ khoảng Km100 về hạ du.
Nguyên nhân của việc gia tăng sức tải trên sông Sài Gòn ở đoạn thượng lưu chủ yếu là do thay đổi về địa hình. Lòng dẫn sông sẽ có xu thế bị xói sâu hơn do tác động của xói sau công trình, hoặc có thể là do khai thác cát làm cho mặt cắt bị hạ thấp ở đoạn sông thượng lưu đến Km100. Ngược lại, ở đoạn sông từ Km100 về hạ du, đáy sông có xu thế bồi lên và thêm vào đó, có thể là do sông bị lấn chiếm (đô thị hóa), hoặc do đắp đê bao dẫn đến thu hẹp mặt cắt ướt, làm sức tải giảm đi.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ*
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả điều tra trận lũ lớn nhất liên quan đến khả năng tải của sông Sài Gòn
3.2 Kết quả đánh giá khả năng tải của sông Sài Gòn từ mô hình toán
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Công Sản, Nguyễn Tuấn Long (2010) “Xây dựng biểu đồ điều phối trong quy trình vận hành hồ Dầu Tiếng, giai đoạn có bổ sung nước từ hồ Phước Hòa”, Tuyển tập kết qủa khoa học và công nghệ năm 2010 (số 13), Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, trang 224-230.
[2] Đinh Công Sản và nnk (2010), Báo cáo tổng hợp đề tài KC08.16/06-10: “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm quản lý và phát triển bền vững hệ thống công trình Dầu Tiếng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
[3] Nguyễn Phú Quỳnh và nnk (2018), Báo cáo “Xây dựng, cập nhật mô hình toán số thủy văn, thủy lực”, đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phân lũ. chậm lũ. giảm lũ nhằm giảm ngập lụt cho Tp. HCM khi hồ Dầu Tiếng xả lũ theo thiết kế hoặc gặp sự cố”, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
[4] Quyết định 137/2000/QĐ-BNN-QLN của Bộ Thủy Lợi (Nay là Bộ NN&PTNT) về việc ban hành “Quy trình vận hành điều tiết tạm thời hồ chứa nước Dầu Tiếng” http://dautieng.mard.gov.vn/NewsDetail.aspx?newsid=9605&catid=28
[5] Trần Đăng Hồng, Sài Gòn ngập lụt : http://namkyluctinh.com/a-tacgia/tdhong-SGngaplut.pdf
Xem bài báo tại đây: Đánh giá sự thay đổi sức tải lũ trên sông Sài Gòn
Tác giả: Đinh Công Sản, Nguyễn Bình Dương
Trung tâm nghiên cứu chỉnh trị sông và Phòng chống thiên tai –
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: