Đánh giá tác động của hạ thấp lòng dẫn đến thoát lũ hệ thống sông cửu long giai đoạn 1998-2018
19/09/2022Khả năng thoát lũ ở các cửa sông ảnh hưởng rất lớn đến ngập lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tuy nhiên nghiên cứu đánh giá khả năng thoát lũ gần đây chưa nhiều. Những năm gần đây, mặc dầu lũ phía thượng nguồn nhỏ nhưng mức độ tác động gây ngập ở khu giữa vùng ĐBSCL rất lớn, nghiên cứu này mục đích đánh giá khả năng thoát lũ ở các cửa sông thuộc hệ thống sông Cửu Long. Trên cơ sở sử dụng địa hình lòng dẫn sông chính các năm: 1998, 2008, 2018 để tính toán cho năm lũ gần nhất 2018. Thông qua việc sử dụng mô hình toán 2D trên dòng chính có sự kết nối 1D của hệ thống kênh rạch để đánh giá khả năng truyền triều và thoát lũ. Kết quả cho thấy, tổng lượng nước do thủy triều tràn vào vùng ĐBSCL tăng lên 21% ở các cửa sông, nhưng tại Mỹ Thuận và Cần Thơ tổng lượng dòng chảy do thủy triều tăng lên 46% trong giai đoạn 1998-2018. Kết quả này phần nào giải thích được mặc dầu lũ thượng nguồn giảm nhưng do cộng hưởng giữa lũ và triều, nguy cơ ngập của vùng giữa (Cần Thơ, Mỹ Thuận) tăng lên rõ rệt.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Tài liệu sử dụng
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá khả năng thoát lũ sông Tiền
3.2. Đánh giá khả năng thoát lũ sông Hậu
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tô Quang Toản, Trần Minh Tuấn (2019), Biến động nguồn nước mùa lũ hàng năm do ảnh hưởng của các hồ đập thượng lưu và diễn biến lũ năm 2018 ở đồng bằng sông Cửu Long, Kỷ yếu hội thảo Khoa học công nghệ thủy lợi phục vụ phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2019.
[2] Tăng Đức Thắng, Ttrần Bá Hoằng, TQ Toản, NĐ Vượng, TM Tuấn, LV Thịnh, Một số vấn đề về dòng chảy và xu thế mặn xâm nhập vùng đồng bằng sông Cửu Long, Kỷ yếu hội thảo Khoa học công nghệ thủy lợi phục vụ phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2019.
[3] Stephen E. Darby, Christopher R.Hackney, Julian Leyland, Matti Kummu, Hannu Lauri, Daniel R. Parsons , James L. Best, Andrew P. Nicholas, Rolf Aalto, (2016) Fluvial sediment supply to a mega-delta reduced by shifting tropical-cyclone activity, Nature, doi:10.1038/nature19809.
[4] Guillaume B., Edward A., Marc G., Phillippe D., “Recent morphological changes in the Mekong and Bassac river channels, Mekong delta: The marked impact of river-bed mining and implications for delta destabilisation”, Geomorphology 224:177–191 · November 2014.
[5] Chris H., Jim B., Dan P., Stephen D., Julian L., Rolf A., Andrew N., Chris U., (2013) Measuring Bedload and Suspended Load Sediment Flux in Large Rivers: New Data from the Mekong River and its Applications in Assessing Geomorphic Change, AGU 2013.
[6] Lê Mạnh Hùng và nnk, 2012, Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động khai thác cát đến thay đổi lòng dẫn sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu) và đề xuất giải pháp quản lý, quy hoạch khaithác hợp lý, Kết quả đề tài độc lập cấp nhà nước ĐTĐL 2010T/29, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2012.
[7] Nguyễn Nghĩa Hùng và nnk, “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để điều chỉnh và ổn định các đoạn sông có cù lao đang diễn ra biến động lớn về hình thái trên sông Tiền, sông Hậu”, Viện khoa học Thủy lợi miền Nam, Kết quả đề tài KC08.21/11-15/2015.
________________________________________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Đánh giá tác động của hạ thấp lòng dẫn đến thoát lũ hệ thống sông Cửu Long giai đoạn 1998-2018
Nguyễn Nghĩa Hùng, Lê Quản Quân, Lê Thị Cúc
Viện khoa học Thủy lợi miền Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: