Đánh giá tác động của tuyến kè hiện hữu và giải pháp công trình đề xuất mới đối với chế độ thủy-thạch động lực biển ven bờ mũi Cà Mau nhằm bảo vệ và phát triển vùng đất mũi
03/07/2021Kể từ năm 2005, tốc độ xói bờ biển phía nam Mũi Cà Mau tăng mạnh. Vào năm 2012, trước tình thế khẩn cấp và chỉ dựa vào các kinh nghiệm thực tế, địa phương đã xây dựng tuyến kè dài khoảng 1.700 m để bảo vệ bờ khu du lịch Mũi Cà Mau và bước đầu đã phát huy tác dụng chống xói lở bờ biển khu vực bên trong tuyến kè. Bài báo bổ sung thêm các đánh giá và dự báo về tác động của nó lên chế độ thủy thạch động lực vùng biển Mũi Cà Mau bằng phương pháp mô hình toán. Kết quả mô phỏng và thực tế cho thấy tốc độ xói đáy tăng đột biến tại khu vực chân phía ngoài tuyến kè có thể là yếu tố gây ra bất ổn định cho nó. Tuyến kè gần như bít kín khu vực rừng ngập mặn nằm bên trong, suất đầu tư lớn, giá trị sử dụng cục bộ bảo vệ bờ ngắn hạn. Thông qua các phân tích về diễn biến đường bờ, chế độ thủy-thạch động lưc học biển ven bờ Mũi Cà Mau và địa hình bãi bồi Cà Mau, tác giả đề xuất tuyến đê biển để ngăn sóng, nắn dòng chảy, gây bồi tạo bãi, khôi phục và phát triển rừng ngặp mặn để bảo vệ Mũi Cà Mau, kết hợp với chiến lược phát triển công trình du lịch Mũi Cà Mau nhằm phát triển bền vững vùng đất-biển đặc biệt này của Việt Nam. Bài báo cũng cung cấp kết quả dự báo tác động của tuyến công trình chỉnh trị mới đề xuất bằng phương pháp mô hình toán và các phân tích về hiệu quả của công trình này.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ*
2. TÀI LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài độc lập cấp Nhà nước, Mã số: ĐTĐL.2011.T/43 “Nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển vùng bồi tụ ven bờ và các giải pháp khoa học và công nghệ để phát triển bền vững về kinh tế - xã hội vùng biển Cà Mau”. Chủ nhiệm Nguyễn Hữu Nhân.
[2] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.
[3] Chi cục Thủy lợi Cà Mau (2006). Báo cáo hiện trạng sạt lở bờ sông, đê biển và bờ biển. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau.
[4] Dự án cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Khảo sát, mô phỏng chế độ động lực bồi lắng, xói lở khu vực Cà Mau do tác động của biến đổi khí hậu”. Chủ trì thực hiện: Viện Khí tượng thủy văn và Môi trường (2014).
[5] Hải Quân Nhân Dân VN (1979, 1984). Hải Đồ 1979, 1984.
[6] Nguyễn Bá Cao, Nguyễn Hữu Nhân (2018). Đánh giá chế độ thủy động lực tương phản giữa hai đới biển ven bờ bao quanh Mũi Cà Mau. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, ISSN 1859-4255, cùng số này, Tháng 9/2018.
[7] Nguyễn Hữu Nhân (2008). Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Xây dựng phần mềm và hệ cơ sở dữ liệu dự báo sóng biển ven bờ và cửa sông Nam Bộ”. Hà Nội.
[8] Phan Văn Hoặc (1995). Điều tra nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng biển Tây Nam phục vụ một số nhiệm vụ kinh tế-xã hội cấp bách hiện nay. Đề tài KT.03.22 thuộc chương trình biển KT.03.
[9] Phan Văn Hoặc (2000). Điều tra bổ sung vùng biển vịnh Thái lan. Đề tài KHCN.06.03 thuộc chương trình biển KHCN-06.
[10] Tổng cục thủy Lợi (2009, 2010). Điều tra cơ bản các cửa sông, sông Hậu và sông Sài Gòn Đông Nai. Chủ trì thực hiện: Viện Kỹ thuật Biển và Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam.
[11] DHI (2012). MIKE21/3 Coupled Model FM. Hydrodymamic and transport module; Mud transport module; Sand transport module; Spectal wave module; User Guide.
Xem bài báo tại đây: Đánh giá tác động của tuyến kè hiện hữu và giải pháp công trình đề xuất mới đối với chế độ thủy-thạch động lực biển ven bờ mũi Cà Mau nhằm bảo vệ và phát triển vùng đất mũi
Tác giả:
Nguyễn Bá Cao, Nguyễn Hữu Nhân
Viện Kỹ thuật Biển
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: