TextBody
Huy chương 2

Đánh giá tính bền vững đới bờ huyện Phú Mỹ, tỉnh Bình Định trong điều kiện biến đổi khí hậu

21/09/2015

Các tác giả đã dựa trên điều kiện địa hình, địa mạo và thủy hải văn khu vực đới bờ huyện Phù Mỹ để xây dựng bộ chỉ thị với 5 chủ đề, 38 tiêu chí và 5 bậc bền vững phục vụ công tác đánh giá tính bền vững vùng đới bờ có tính tới tác động của biến đổi khí hậu. Trong nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích tiến trình cấp bậc (AHP) để thiết lập, tập hợp trọng số cho từng chủ đề và từng chỉ thị. Sau khi tính toán kết quả đánh giá cho từng chỉ thị theo hàm thành viên, sẽ có được kết quả đánh giá tổng thể cho toàn bộ đới bờ. Từ đó cho thấy mức độ bền vững của đới bờ huyện Phù Mỹ ở mức trung bình.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phù Mỹ là huyện ven biển của tỉnh Bình Định với diện tích 550 km2, dân số khoảng 170.000 người. Khu vực đới bờ Phù Mỹ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện với 6 xã ven biển và 02 đầm (đầm Đề Gi và đầm Trà Ổ). Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây đều tăng nhanh (Hình 1) riêng năm 2011 đạt 43.400 tấn, trong đó, sản lượng khai thác chiếm 94%, sản lượng nuôi trồng chiếm 6%. Trong những thập niên gần đây hoạt động khai thác, đánh bắt quá mức thủy hải sản vùng ven bờ và phát triển nuôi trồng thủy sản ồ ạt phá vỡ quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường làm thay đổi hệ tự nhiên và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế-xã hội của cộng đồng dân cư khu vực ven biển. Việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp khoa học kỹ thuật để đảm bảo sự phát triển bền vững cho lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy hải sản vùng ven bờ, đồng thời xây dựng được các tiều chí đánh giá tính bền vững phục vụ công tác quản lý giám sát cho các hoạt động khai thác và quy hoạch nuôi trồng thủy hải sản của tỉnh Bình Định là rất quan trọng và cấp thiết. Thí điểm lựa chọn khu vực đới bờ Phù Mỹ để tính toán xác định các chỉ thị, đánh giá tính bền vững.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phương pháp tiến trình phân tích cấp bậc (Analytic Hierarchy Process, AHP) tiến hành theo 4 bước: (i) Xây dựng cây cấp bậc để đánh giá theo bộ nguyên tắc và tiêu chí, (ii) Xây dựng trọng số đánh giá theo phương pháp AHP (iii) Tính điểm đánh giá trung bình của các bên liên quan, tính điểm tiêu chí và tính điểm nguyên tắc và tính điểm bền vững cho đối tượng được đánh giá và (iv) Thuyết minh đánh giá chi tiết, nhận xét và đưa ra giải pháp khắc phục các tiêu chí có điểm đánh giá thấp. Nghiên cứu trong bài báo này sử dụng phương pháp ma trận của thuật toán mờ để giải bài toán.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Tính toán ma trận các yếu tố tham gia đánh giá theo thuật toán mờ

Xác định trọng số cho các yếu tố tham gia đánh giá theo phương pháp AHP

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Thomas L. Saaty (2008). “Decision making with the analytic hierarchy process”. University of Pittsburgh, USA.

[2]. Jinying SUN (2006). “Fuzzy Comprehensive Evaluation Model and Influence Factors Analysis on  Comprehensive Performance of Green Buildings”. Harbin Institute of Technology, China.

[3]. Chen Fan (2008). Study on the Method of Fuzzy Comprehensive Evaluation for the Independent Innovation Ability of Construction Enterprises. Hunan University of Science and Technology, Xiangtan, China.

[4]. Chi cục Khai thác và BVNL Thủy sản Bình Định (2009). Tiềm năng và thực trạng khai thác thủy sản tại Bình Định.

[5]. Nguyễn Văn Long (2010). Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên sinh vật đầm Đề Gi. Báo cáo chuyên đề, Viện Hải dương học.

[6]. Cục Thống kê Bình Định. Niên giám thống kê 2010 và 2011.

[7]. UBND xã Mỹ Thành. Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ 2012.

[8]. UBND huyện Phù Mỹ. Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ 2012.


Chi tiết bài báo xem tại đây: Đánh giá tính bền vững đới bờ huyện Phú Mỹ, tỉnh Bình Định trong điều kiện biến đổi khí hậu

Tác giả: ThS. Võ Thanh Tịnh, TS. Chế Đình Lý - Viện Môi trường và Tài nguyên
PGS.TS. Lương Văn Thanh - Viện Kỹ thuật Biển

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: