Đánh giá xác định giá trị mưa cực hạn cho lưu vực Vu Gia Thu Bồn
22/04/2019Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu, công trình sản xuất tính toán và sử dụng giá trị mưa cực hạn như một giá trị phục vụ thiết kế hoặc kiểm tra mức độ an toàn của công trình, đặc biệt là các công trình có sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới.
Nhìn chung, các phương pháp tính toán lượng mưa cực hạn đến nay đã khá hoàn chỉnh với nhiều phương pháp từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên, việc phân chia hay nghiên cứu ứng dụng phương pháp nào là phù hợp cho một vùng địa lý, khí hậu xác định là chưa có nhiều, đặc biệt là đối với các vùng khí hậu nhiệt đới. Bài báo tập trung vào việc tính toán, phân tích kết quả PMP bằng hai phương pháp cực đại hóa và thống kê cho lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn, từ đó có những khuyến cáo sử dụng phương pháp tính toán PMP phù hợp cho các vùng khí hậu nhiệt đới có điều kiện số liệu khó khăn.
1. GIỚI THIỆU
Mưa cực hạn (Probable Maximum Precipitation-PMP) là một khái niệm dùng để chỉ“Lượng nước mưa lớn nhất về mặt lý thuyết có khả năng xảy ra trên một khu vực lãnh thổ xác định trong một khoảng thời gian nhất định trong năm” [4]. Các phương pháp tính toán lượng mưa PMP có thể phân thành 6 nhóm phương pháp tính toán cơ bản là (i) Phương pháp suy luận; (ii) Phương pháp tổng quát hóa; (iii) Phương pháp chuyển vị; (iv) Phương pháp kết hợp; (v) Phương pháp cực đại hóa và (vi) Phương pháp thống kê, song việc áp dụng chúng sao cho phù hợp với các vùng địa lý, khí hậu khác nhau đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Đặc biệt là đối với các vùng, lưu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơi có lượng ẩm dồi dào và thường xuyên phải đón nhận những cơn bão nhiệt đới có cường độ mạnh. Chế độ mưa, bão của các khu vực này nhìn chung rất phức tạp với sự tổ hợp của rất nhiều yếu tố vật lý khí quyển và địa hình của khu vực. Để có thể xác định được giá trị PMP của các vùng khí hậu này đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp với các phương trình mô phỏng phức tạp có mức độ chi tiết cao về số lượng cũng như chủng loại số liệu. Tuy nhiên, tình hình số liệu của các vùng khí hậu nhiệt đới hiện nay ở Việt Nam nhìn chung là thiếu về các đặc trưng cũng như liệt quan trắc. Dựa trên việc phân tích, đánh giá ưu nhược điểm chi tiết của từng phương pháp tính toán PMP, nghiên cứu đề xuất hướng sử dụng phương pháp cực đại hóa và phương pháp thống kê, làm nền tảng xác định giá trị PMP tại các vùng khí hậu nhiệt đới có điều kiện số liệu khó khăn. Đây là hai phương pháp xác định giá trị PMP dạng điểm, tại 1 vị trí cụ thể trong không gian lưu vực. Các phương pháp này có ưu điểm sử dụng dữ liệu đầu vào ít phức tạp, phù hợp với điều kiện số liệu của vùng nghiên cứu mà vẫn cho kết quả tính toán tin cậy.
2. GIỚI THIỆU LƯU VỰC NGHIÊN CỨU
3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN LƯỢNG MƯA CỰC HẠN CHO LƯU VỰC NGHIÊN CỨU
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chow, V.T., 1951. A general formula for hydrologic frequency analynis. Trans. Am. Geophys. Union, Vol.32. pp. 231-237.
[2] Hershfield, D. M. (1961). Estimating the probable maximum precipitation. J. Hydraul. Div., 87(HY5), 99–106.
[3] Hershfield, D. M. (1965). Method for estimating probable maximum rainfall. J. Am. Waterworks Assoc., 57(8), 965–972.
[4] WMO, 1986. Manual for Estimation of Probable Maximum Precipitation (WMO No. 332). Operational Hydrology Report No. 1, Second Edition, Geneva.
[5] World Meteological Organization, 2009. Manual for estimation of probable maximum precipitation. WMO.No.1045. pp.65-75.
Xem bài báo tại đây: Đánh giá xác định giá trị mưa cực hạn cho lưu vực Vu Gia Thu Bồn
Tác giả:
Dương Quốc Huy
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: