TextBody
Huy chương 2

Đề xuất giải pháp quai đê, lấn biển, tạo hồ nước ngọt khu vực biển tây

26/11/2010

Với diễn biến ngày càng phức tạp của các điều kiện thời tiết  do biến đổi khí hậu, vấn đề sử dụng nước của các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Kông ngày càng gia tăng và có thể xác định được chính xác, cho thấy trong tương lai nguy cơ thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn khu vực đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa của cả nước là vấn đề đáng báo động

 

 

Vấn đề đặt ra đối với cá nhà khoa học trong thời điểm hiện nay là làm thế nào để có thể sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước ngọt, ngăn chặn và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các hiện tượng thời tiết do BĐKH, ảnh hưởng của nước biển dâng. Ngoài ra vấn để mở mang bờ cõi cũng là vấn đề đáng được quan tâm.

 

 

Trên thế giới một số quốc gia như Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Macau, v.v… đã rất thành công trong việc xây dựng các tuyến đê bao lấn biển. Tháng 4/2010 Hàn Quốc đã khánh thành con đê biển lớn nhất thế giới với chiều dài 33 km, chiều cao lên tới gần 40 m, ở Saemangeum, thuộc tỉnh Jeolla, phía bắc Hàn Quốc.

 

 

Những phân tích các điều kiện kinh tế - kỹ thuật sơ bộ khu vực biển Tây nước ta, cho thấy việc xây dựng tuyến đê biển tương tự, tạo hồ nước ngọt cấp nước cho khu vực này là có thể thực hiện được bởi các lý do sau:

 

  1. Độ sâu đáy biển lớn nhất chỉ vào khoảng 12m-14m, biên độ triều cỡ 1,2m nên công nghệ thi công đê không quá phức tạp;
  2. Khu vực này sông ngòi nhỏ, do vậy việc xây dựng đê quai lấn biển sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chế độ thủy động lực học các hệ thống sông;
  3. Khi tuyến đê được xây dựng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, đó là:

 

- Mở mang thêm bờ cõi đất nước;

 

 

- Tạo được hồ chứa nước ngọt rất lớn (lên tới hàng chục tỷ m3), góp phần thau chua, rửa mặn, giữ ổn định nguồn cung nước ngọt cho các Tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cà Mau.

 

 

- Tạo hàng rào bảo vệ khu vực ĐBSCL khu vực biển Tây, ngăn chặn và giảm thiểu cường độ sóng, gió, bão biển đối với các tỉnh miền Tây;

 

 

- Giảm thiểu việc xây dựng các tuyến đê, các công trình điều tiết ngăn mặn, giữ ngọt khu vực cửa sông ven biển Tây;

 

 

- Tạo nên một hệ cảnh quan sinh thái mới, đẹp, góp phần phát triển các khu đô thị, khu du lịnh ven hồ;

 

 

- Tạo nên một tuyến giao thông đẹp, thuận lợi dọc biển Tây;

 

 

- Có thể kết hợp xây dựng các nhà máy điện sử dụng năng lượng triều.

 

 

Từ những cơ sở phân tích thực tế và lý luận ở trên, một số nhà khoa học của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đề xuất sơ bộ 03 phương án tuyến đê lấn biển tạo hồ nước ngọt khu vực biển Tây (hình1) với các thông số cơ bản sau.

 

 

Bảng 1: các thông số cơ bản của ba phương án tuyến

Thông số cơ bản

Phương án 1

Phương án 2

Phương án 3

Chiều dài tuyến đê (m)

43.800

147.900

194.000

Diện tích mặt nước (ha)

101.000

304.000

558.000

Độ sâu trung bình (m)

5 ÷ 7

10 ÷ 12

10 ÷ 14

Dung tích hồ chứa ( triệu m3)

5.050

30.400

70.000

Kinh phí xd ước tính (tỷ đồng)

25.300

133.486

263.460

 

Cần lưu lý rằng, dung tích hồ Hòa Bình là: 9.450 triệu m3, hồ Sơn La là: 9.260 triệu m3, hồ Trị An là: 2.770 triệu m3, để thấy rằng nếu ý tưởng xây dựng tuyến đê biển Tây thành công, chúng ta đã tạo ra được hồ chứa nước ngọt có dung tích lớn như thế nào.

 

 

Tuy nhiên đây mới chỉ là ý tưởng ban đầu, ý tưởng có khả thi, có trở thành hiện thực hay không, đòi hỏi phải có nhiều các nghiên cứu sâu, rộng, đa chiều và cụ thể hơn nữa. Nhóm tác giả rất mong nhận được những trao đổi, góp ý, phản biện từ phía các nhà khoa học, các nhà quản lý trong mọi lĩnh vực để hoàn thiện về cơ sở lý luận, khoa học và phát triển ý tưởng.

 

 

Ý kiến góp ý xin gửi về: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, địa chỉ: 171 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội, Điện thoại: 84.43.8522086, Fax: 84.43.5632827, email: tapchithuyloi.ykienbandoc@gmail.com

Ý kiến góp ý: