Đề xuất giải pháp thích ứng cho cộng đồng dân cư vùng ven biển Bắc Bộ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn
07/08/2017Ven biển Việt Nam là khu vực dễ bị tổn thương của biến đổi khí hậu, đặc biệt là xâm nhập mặn đang lấn ngày càng sâu vào đất liền. Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn nên các lĩnh vực, ngành nghề truyền thống như sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nguồn nước sinh hoạt chịu nhiều tác động trực tiếp, gây khó khăn cho phát triển sản xuất và kinh tế xã hội vùng ven biển. Trên cơ sở phân tích, bài viết nêu nên hiện trạng, nguyên nhân cũng như dự báo ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sinh kế cộng đồng dân cư ven biển Bắc Bộ. Đồng thời nêu được cơ sở khoa học đề xuất giải pháp thích ứng, từ đó đề xuất được hai nhóm giải pháp thích ứng đó là giải pháp công trình và giải pháp phi công trình.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng ven biển Bắc Bộ còn chịu ảnh hưởng rất lớn vận hành của các hồ chứa thượng nguồn: Việc điều tiết nước ở các hồ chứa lớn (Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang) mùa khô còn chưa phù hợp với nhu cầu dùng nước hạ du, bên cạnh đó, việc trữ nước của các công trình thủy điện, hồ chứa vùng thượng nguồn sông Thao, sông Đà thuộc lãnh thổ Trung Quốc làm suy giảm dòng chảy mùa khô tại Việt Nam dẫn đến mực nước sông Hồng liên tục xuống thấp là một trong những khó khăn cho việc đánh giá dự báo ảnh hưởng của xâm mặn đến hạ du các sông. Tình trạng khai thác cát tràn lan, thiếu quy hoạch làm gia tăng quá trình hạ thấp lòng dẫn. Hậu quả là mặn càng có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào trong các vùng cửa sông, quá trình XNM ngày càng diễn biến phức tạp.
Để ứng phó với các tác động bất lợi dưới tác động của BĐKH, cụ thể ở đây là XNM cho một số hoạt động sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nước ngọt) và tận dụng những cơ hội thuận lợi do XNM mang lại cho việc phát triển các hoạt động sản xuất khác (như nuôi trồng thủy sản nước mặn hoặc mặn lợ, khai thác vùng bãi bồi ngập mặn…), rất cần có một kế hoạch hành động căn cơ lâu dài về các giải pháp thích ứng cho từng giai đoạn. Vì vậy, việc “Đánh giá ảnh hưởng của XNM đến sinh kế của cộng đồng cư dân vùng ven biển Bắc Bộ, đề xuất giải pháp thích ứng” là việc làm cấp thiết và quan trọng nhằm hạn chế và giảm thiểu sự XNM tại vùng ven biển Bắc Bộ, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng.
Hiện tượng xâm nhập mặn đã và đang được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm, đặc biệt khi xâm nhập mặn ngày càng ảnh hưởng lớn đến các ngành nghề sản xuất của cộng động cư dân ven biển. Các nghiên cứu xâm nhập mặn thường được kết hợp trong các báo cáo đánh tác động của biến đổi khí hậu, trong các quy hoạch về cấp nước, hệ thống thủy lợi, nuôi trồng thủy sản, ... Nội dung chủ yếu của của các nghiên cứu này là khảo sát xác định ranh giới mặn trên các sông, thực hiện quan trắc độ mặn vùng cửa sông, đánh giá tác động của hiện tượng đến hệ thống thủy lợi, đến nguồn nước mặt và nước ngầm,... cũng như đề cập đến một số biện pháp và mô hình sinh kế nhằm thích ứng và giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra. Một số nghiên cứu tiêu biểu:
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện Biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Cục Quản lý Tài nguyên nước)
+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi kết hợp nông nghiệp để ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng. Báo cáo hiện trạng hạn hán, xâm nhập mặn và các tác động đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. (Viện khoa học thủy lợi Việt Nam)
+ Nâng cao năng lực ứng phó xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ (Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ).
+ Ảnh hưởng nước biển dâng đến xâm nhập mặn vào hệ thống thủy lợi nội đồng Nam Thái Bình. (Viện khoa học thủy lợi Việt Nam)
+ Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội đồng bằng sông Cửu Long - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (2004)
+ Mô phỏng xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động nước biển dâng và sự suy giảm lưu lượng từ thượng nguồn (Đại học Cần Thơ, 2012)
+ Nhiều quy hoạch thủy lợi (vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu long, vùng duyên hải miền Trung) trong điều kiện BĐKH đã được triển khai thực hiện.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cách tiếp cận
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
III. HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA XÂM NHẬP MẶN ĐẾN SINH KẾ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN BẮC BỘ
3.1. Hiện trạng xâm nhập mặn ở ven biển Bắc Bộ
a) Ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở ven biển Bắc Bộ
b) Ảnh hưởng của xâm nhập mặn theo địa giới hành chính
c) Ảnh hưởng của xâm nhập đến các ngành nghề sản xuất
3.2. Nguyên nhân xâm nhập mặn do BĐKH-NBD
3.3. Dự báo ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sinh kế cộng đồng dân cư ven biển Bắc Bộ
IV. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
4.1. Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp thích ứng
a) Cơ sở đề xuất các giải pháp
b) Định hướng cho đề xuất các giải pháp
4.2. Đề xuất giải pháp công trình
a) Giải pháp công trình ngăn mặn trữ ngọt:
b) Giải pháp công trình cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
c) Giải pháp nâng cấp hệ thống đê và công trình trên đê:
4.3. Đề xuất các giải pháp phi công trình
a) Giải pháp vận hành hợp lý công trình lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
b) Giải pháp tự động hóa giám sát mặn và cảnh báo, nâng cao năng lực và quản lý vận hành công trình
c) Giải pháp đổi mới quy trình công nghệ trong nông nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn
d) Giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý bãi bồi cửa sông ven biển
e) Giải pháp chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi
f) Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành nghề cho một số cộng đồng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
g) Giải pháp nâng cao năng lực quản lý vận hành công trình
h) Giải pháp đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng
i) Nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị
Xem bài báo tại đây: Đề xuất giải pháp thích ứng cho cộng đồng dân cư vùng ven biển Bắc Bộ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn
Tác giả: ThS. Phạm Thị Hoài, ThS. Vũ Chí Linh, KS. Võ Tuấn Anh
Viện Thủy điện và Năng lượng Tái tạo
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: