Diễn biến cửa Lạch Giang qua phân tích tài liệu lịch sử, ảnh vệ tinh và định hướng chính trị nhằm ổn định bờ biển
04/08/2015 Cửa Lạch Giang là cửa ra biển của sông Ninh Cơ, tại đây lòng dẫn diễn biến phức tạp có lạch sâu không ổn định với bãi cát ngầm chắn cửa gây bất lợi cho tầu thuyền ra vào cửa và cảng Hải Thịnh là cảng pha sông biển quan trọng của vùng ven biển Bắc Bộ. Sử dụng các tài liệu lịch sử, phương pháp phân tích chập ảnh vệ tinh và công nghệ GIS, bài báo đã đưa ra một số nhận định về xu thế diễn biến và biến động luồng, bãi bồi cửa Lạch Giang trong suốt giai đoạn từ 1912 tới năm 2011. Dựa vào các kết quả nghiên cứu về chế độ thủy thạch động lực ven bờ và tính toán mô phỏng trên mô hình toán đã sơ bộ đề xuất phương án công trình chỉnh trị nhằm ổn định luồng tầu vào cửa Lạch Giang và gây bồi chống sạt lở cho bờ, bãi biển Hải Hậu. MỞ ĐẦU Sông Ninh Cơ dài 61 km, phân 8% lưu lượng lũ sông Hồng tại Sơn Tây. Cửa Lạch Giang là cửa ra biển của sông Ninh Cơ, nằm giữa đoạn bờ biển Hải Hậu đang bị xâm thực mạnh và vùng cửa Đáy đang được bồi tích với cường độ cao. Cửa Lạch Giang không thuộc loại cửa delta, cũng không hoàn toàn thuộc loại cửa sông dạng estuary, mà có những đặc tính của dạng sông phẳng miền Trung, do các mũi tên cát kéo dài theo hướng đường bờ. Vì vậy, diễn biến cửa Lạch Giang có nguyên nhân từ sông và biển, trong đó nguyên nhân từ biển khá nổi bật. I. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN - Trong nghiên cứu đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu: kết quả các chuyến khảo sát thực địa, số liệu đo đạc địa hình lòng dẫn, số liệu quan trắc thủy văn - hải văn, các ảnh vệ tinh phân giải cao chụp nhiều thời kỳ và các tư liệu khác. - Số liệu quan trắc lũ, dòng chảy, dòng bùn cát trên hệ thống sông Hồng- sông Thái Bình. - Số liệu đo địa hình các mặt cắt dọc và ngang lòng dẫn sông Ninh Cơ trong các năm 1992, 1997, 2000, 2010. - Ảnh vệ tinh Spot, Landsat, Radarsat chụp trong các năm: 1989, 1994, 1995, 2001, 2005, 2007 và 2011. - Các bản đồ địa hình xuất bản vào các năm 1912,1935, 1965. - Kết quả tính toán mô phỏng sóng và biến động đường bờ cho khu vực. - Kết quả nghiên cứu của một số đề tài khoa học có liên quan. II. ĐẶC ĐIỂM DIỄN BIẾN KHU VỰC CỬA LẠCH GIANG 2.1. Đặc điểm diễn biến bờ biển có liên quan đến cửa Lạch Giang 2.2. Diễn biến vùng Mom Rô - cửa vào sông Ninh Cơ 2.3. Diễn biến khu vực cửa Lạch Giang 2.3.1. Diễn biến trên mặt bằng tuyến lạch sâu vùng cửa Lạch Giang 2.3.2. Diễn biến đường bờ khu vực cửa Lạch Giang 2.4. Diễn biến các bãi bồi III. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ 3.1. Ảnh hưởng của điều kiện địa hình, địa chất 3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố thủy động lực ven bờ 3.3. Định hướng giải pháp công trình chỉnh trị cửa Lạch Giang IV. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trịnh Việt An và NNK,(2000), “Đánh giá hiện trạng, xu thế diễn biến và khả năng thoát lũ của các cửa sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Định hướngcác giải pháp chỉnh trị tổng thể” Dự án thuộc chương trình phòng chống lũ. [2]. Địa chí Hải Hậu, 2009; Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện Hải Hậu. [3]. Đỗ Minh Đức, 2007. Biến động đường bờ biển đồng bằng sông Hồng: Hiện trạng, nguyên nhân và một số giải pháp phục vụ khai thác hợp lý quỹ đất ven biển. [4]. Lương Phương Hậu, Trịnh Việt An, Lương Phương Hợp (2002), Diễn biến cửa sông vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhà xuất bản Xây dựng, 2002. [5]. Nguyễn Khắc Nghĩa,2009 “Nghiên cứu giải pháp KHCN xây dựng đê biển chống được bão cấp 12, triều cường (Từ Quảng Ninh đến Ninh Bình)” Đề tài trọng điểm cấp Bộ. Chi tiết bài báo xem tại đây: Diễn biến cửa Lạch Giang qua phân tích tài liệu lịch sử, ảnh vệ tinh và định hướng chính trị nhằm ổn định bờ biển Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Khắc Nghĩa, KS. Mạc Văn Dân, ThS. Nguyễn Anh Tuấn TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học Sông biển
Ý kiến góp ý: