TextBody
Huy chương 2

Diễn biến ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long theo một số kịch bản bao đê

04/03/2019

Trong những năm gần đây, đê bao bờ bao đã được phát triển mạnh mẽ trên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm chủ động hơn cho sản xuất. Việc phát triển đê bao bờ bao triệt để trong thời gian qua không ít trường hợp đã nằm ngoài quy hoạch, và có thể để lại những tác động tiêu cực và chiều hướng này vẫn có thể tiếp tục diễn ra trong tương lai. Bài báo này sẽ khảo cứu chế độ ngập trên Đồng bằng ứng với các phương án (PA) bao đê khác nhau, từ đó rút ra các kết luận phục vụ cho xây dựng định hướng bao đê thích hợp cho tương lai. Một số kết luận quang trọng đáng chú ý là việc bao đê vùng ngập sâu gần Vĩnh Tế, Sở Thượng, Cái Cỏ, Long Khốt cần cân nhắc kỹ do tác động gây gia tăng mực nước đáng kể cho các vùng này và các vùng lân cận.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, việc sản xuất lúa Thu Đông đang liên tục phát triển và đang dần trở thành một vụ chính ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Việc bao đê trên vùng ngập lũ Đồng bằng có tác động làm thay đổi chế độ thủy lực mùa lũ trên Đồng bằng, thường là rất phức tạp [1], [2], [4], [5], [6], [7], [8]. Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về vấn đề này, tuy vậy các kịch bản bao đê vẫn còn khá hẹp và thường chưa theo kịp  thực tế, việc phát triển đê bao đã vượt ra ngoài những kịch bản này. Do vậy, việc nghiên cứu tác động của việc bao đê với những tỷ lệ bao (so với diện tích vùng ngập lũ) khác nhau để lường trước các tác động và định hướng trước những giải pháp phát triển vùng bao đê và biện pháp ứng xử khi xảy ra sự cố các vùng bao là rất cần thiết. Đây cũng là vấn đề chính cần giải quyết trong bài báo này.

Đê bao bờ bao vùng lũ ĐBSCL là một vấn đề lớn, phức tạp. Bài báo này là một phần trong vấn đề đó, được thiết kế đi liền và có liên quan chặt chẽ với hai vấn đề đã được trình bày trong [4], [5]. Do vậy, trong bài này, một số nội dung quan trọng chỉ nhắc lại và xin đọc giả tham khảo trong [4], [5]. 

2. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cách tiếp cận, phương pháp và công cụ nghiên cứu

2.2. Số liệu

2.3. Xây dựng mô hình toán lũ

3. MỘT SỐ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ THẢO LUẬN

3.1. Các phương án bao đê trên ĐBSCL

3.2. Trường hợp tính toán

3.3. Kết quả tính toán

3.4. Thảo luận

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]        Đề tài cấp Nhà nước ĐTĐL.2012-T/25, 2015: Báo cáo khảo sát điều tra thực tế về hiện trạng thủy lợi và sản xuất vụ Thu Đông các tỉnh ĐBSCL.

[2]        Đề tài ĐTĐL.2012-T/25, 2015: Báo cáo khảo sát, điều tra, thu thập số liệu khí tượng thủy văn châu thổ Mê Công.

[3]        Dự án Đan Mạch, 2006: Tăng cường năng lực cho các Viện ngành nước của Việt Nam (2001-2006).

[4]        Nguyễn Văn Hoạt, Hoàng Quốc Tuấn, Tăng Đức Thắng Nguyễn Thanh Hải, Phạm Văn Giáp, Vũ Quang Trung,  2016, "Một số vấn đề về sản xuất lúa vụ Thu Đông ở Đồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, số 10, 2016.

[5]        Tăng Đức Thắng, Nguyễn Thanh Hải, Vũ Quang Trung, Phạm Văn Giáp và Nguyễn Văn Hoạt, 2016, "Một số vấn đề về dòng chảy lũ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ trận lũ lớn 2011",  Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, số 10, 2016.

[6]        Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2011, "Một số kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước:“Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác bền vững vùng Bán Đảo Cà Mau”, 2008-2010.

[7]        Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2005, “Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý hệ thống thủy lợi ven biển có cống ngăn mặn”- Đề tài cấp Bộ.

[8]        Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, 2015, Báo cáo tóm tắt “Quy hoạch lũ Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến 2020, định hướng đến 2030".

[9]      MIKE11 (2011) – Users’ Guide


Xem bài báo tại đây: Diễn biến ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long theo một số kịch bản bao đê

Tác giả:

Tăng Đức Thắng, Vũ Quang Trung, Phạm Văn Giáp
Nguyễn Thanh Hải và Nguyễn Văn Hoạt

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI  

Ý kiến góp ý: