TextBody
Huy chương 2

Diễn biến xói lở bờ, suy thoái rừng ngập mặn và định hướng giải pháp phòng chống cho dải ven biển hạ du đồng bằng sông mekong

18/02/2020

Dải đất ven biển, rừng ngập mặn, đê biển là một thể thống nhất, tạo thành một bức tường vững chắc ngăn chặn những tác động bất lợi từ Đại Dương vào đất liền, tăng khả năng lắng đọng phù sa mở rộng diện tích, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái.

Với vị trí, vai trò to lớn như vậy, nhưng rừng ngập mặn ven biển hạ du sông Mekong đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển không còn hoàn chỉnh, không còn đủ khả năng hỗ trợ cho nhau.Nhiều đoạn bờ biển không còn rừng ngập mặn, xói lở bờ biển đã tàn phá nhiều nhà cửa, công trình hạ tầng, kiến trúc và nhiều thành quả lao động của người dân sống ven biển.

Qua phân tích tài liệu lịch sử, ảnh viễn thám nhiều năm và với sự hỗ trợ của  mô hình toán, mô hình vật lý … đã đánh giá được quy luật diễn biến, phân tích rõ nguyên nhân và định hướng giải pháp khả thi, hiệu quả cho việc khôi phục rừng ngập mặn, phòng chống xói lở dải ven biển hạ du sông Mekong.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hạ du đồng bằng sông Mekong là một bộ phận của châu thổ sông Mekong, thuộc lãnh thổ Việt Nam, có diện tích 39.734 km².Hạ du đồng bằng sông Mekong được hình thành từ trầm tích phù sa bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển.

Sự tham gia của sông Mekong đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình hình thành vùng châu thổ-hạ du đồng bằng sông Mekong. Lượng nước trung bình hàng năm của sông cung cấp cho vùng này khoảng 400 tỷ m³ cùng với hơn 100 triệu tấn phù sa (Morgan F. R., 1961).

Trải qua các chu kỳ tiến hóa, thay đổi, thích nghi giữa biển và lục địa, dải ven biển hạ du đồng bằng sông Mekong đã xuất hiện một  hệ sinh thái chuyển tiếp - dải rừng ngập mặn ven biển,có tính đa dạng sinh học cao, với  98 loài thực vật, phổ biến là các loài mắm trắng, đước, bần trắng, bần chua, vẹt tách, dà quánh, dà vôi, giá, cóc vàng, dừa nước v.v…, có đến 36 loài thú, 182 loài chim, 34 loài bò sát và 6 loài lưỡng cư, 260 loài cá [1].

Dải ven biển hạ du đồng bằng sông Mekong, thuộc địa phận của 7 tỉnh: Tiền Giang, Bến tre,  Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang, với chiều dài khoảng 774 km.

Dải rừng ngập mặn ven biển hạ du song Mekongcùng với hệ thống đê biển có tác dụng ngăn chặn những tác động bất lợi từ biển vào đất liền (song, gió, bão, nước mặn …), tăng khả năng lắng đọng phù sa,bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái vùng ven biển.

Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy, nhưng rừng ngập mặn ven biển hạ du đồng bằng sông Mekong đã bị suy thoái nghiêm trọng.Báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp tại hội nghị tổng kết

năm 2016 cho thấy, chỉ tính trong 5 năm, từ 2011 đến 2016, diện tích rừng ngập mặn dải ven biển hạ du song Mekong đã giảm đi 15,339 ha (gần 10%), từ 194,723 ha năm 2011 xuống còn 179,384 ha năm 2016 [ 2].

Xói lở bờ biển và suy thoái rừng ngập mặt vùng hạ dung đồng bằng sông Mekong đã, đang và sẽ còn gây nên thiệt hại rất lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. Nhiều đoạn đê biển bị vỡ làm nước mặn xâm nhập sâu vào ruộng đồng, nhiều người dân sống ven biển đã mất đi nhà cửa, cơ sở hạ tầng bị sóng biển cuốn đi.Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để ngăn chặn được tình trạng xói lở bờ biển, suy thoái rừng ngập mặn …trả lại điều kiện sống và môi trường tự nhiên như trước đây.

Vì lẽ đó việc tiến hành nghiên cứu diễn biến xói lở, suy thoái rừng ngập mặn … trên cơ sở đó đề xuất được giải pháp phù hợp khả thi nhằm ngăn chặn xói lở và khôi phục lại diện tích rừng ngập mặn đã bị tàn phá là hết sức cấp thiết.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Diễn biến xói lở, suy thoái rừng ngập mặn dải ven biển hạ du song Mekong

3.2. Nguyên nhân gây xói lở, suy thoái rừng ngập mặn dải ven biển hạ du sông Mekong

3.3. Đề xuất giải pháp phòng chống xói lở, suy thoái rừng ngập mặn cho dải ven biển hạ du sông Mekong

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].      Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển đồng bằng sông Cửu Long, Viện sinh thái, môi trường, 2009;

[2].      Báo cáo tổng kết năm, Hoạt động khôi phục rừng ngập mặn ven biển nước ta, Tổng cục Lâm nghiệp, Hà Nội tháng 12/2016;

[3].      Báo cáo Bộ NN&PTNT, Hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp chống xói lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long,Viện KHTLMN, Hà Nội tháng 5/2017;

[4].      Lê Mạnh Hùng&nnk, “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát đến thay đổi lòng dẫn sông Cửu Long và đề xuất giải pháp quản lý, quy hoạch khai thác cát hợp lý”, Báo cáo tổng kết đề tàicấp Nhà nước, 2013;

[5].      Nguyễn Hữu Nhân, “Nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển vùng bồi tụ ven bờ biển và các giải pháp KHCN để phát triển bền vững về KT-XH vùng biển Cà Mau”, Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà nước, 2015;

[6].      Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Duy Khang, Nghiên cứu chế độ dòng chảy, phân bố bùn cát dải ven biển từ cửa sông Soài Rạp đến cửa Tiểu, đề xuất giải pháp chống sạt lở đê biển Gò Công tỉnh Tiền Giang, Viện KHTLMN, 2011;

[7].      Tăng Đức Thắng, Đinh Công Sản, Lê Thanh Chương, nnk “Báo cáo thực trạng xói bồi bờ sông bờ biển và định hướng giải pháp bảo vệ ổn định lâu dài”, Hội thảo báo cáo chính phủ, Tp.HCM, 2015;

[8].      Kummu, M. and VarisO.2007.Sediment-related impacts due to upstream reservoir trapping, the lower Mekong River.Geomorphology, 85, pp. 275–293;

[9].      Coastal engineering manual CEM, 2001, 2008 . US Department of Army;

[10].    Thorsten Albers và Nicole von Lieberman, “ Nghiên cứu về dòng chảy và mô hình xói lở”, Dự án Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, GIZ, 2011;

[11].    Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Báo cáo xử lý khẩn cấp các khu vực sạt lở Gành Hào, Nhà Mát (Bạc Liêu), Vincom – Cần Thơ, Mỹ Hội Đông (An Giang) ,… , 2016, 2017;

[12].    Báo cáo kết quả ban đầu dự án AFD về phòng chống xói lở ven biển ĐBSCL.

[13].    Thorsten Albers – Đinh Công Sản –Klaus Schmitt;Bảo vệ bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long, 2013;

[14].    Coastal Engineering Consultancy in Ca Mau Province, GIZ, 5/2014.


Xem bài báo tại đây: Diễn biến xói lở bờ, suy thoái rừng ngập mặn và định hướng giải pháp phòng chống cho dải ven biển hạ du đồng bằng sông mekong

Tác giả:   

Trần Bá Hoằng, Lê Thị Phương Thanh
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam                                                                                                                                     

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: