TextBody
Huy chương 2

Diễn đàn biến đổi khí hậu COP16: Những nỗ lực từ Đông Nam Á

07/12/2010

Trước thềm Hội nghị Biến đổi khí hậu COP16, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ông Haruhiko Kuroda bày t ỏ hy vọng những cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc diễn ra tại Mexico vào tuần này sẽ đem lại sự gia tăng về nguồn tài chính và chuyển giao công nghệ sạch cho các quốc gia Đông Nam Á

Các Quốc gia Đông Nam Á hiểu rõ khả năng dễ bị tổn thương của họ trước những tác động của biến đổi khí hậu và đã thực hiện những biện pháp tích cực nhằm tăng cường khả năng chống đã và giảm lượng phát thải khí nhà kính sinh ra trong quá trình phát triển. Những biện pháp này được đẩy mạnh thông qua sự hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính và kỹ thuật.

Các cuộc đàm phán Hiệp ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP16) tại Mexico nhằm mục đích đem lại những cam kết tiếp nối cho các thỏa thuận của Nghị định thư Tokyo sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2012. Các đại biểu đang hướng tới một thỏa thuận toàn cầu mới, trong đó sẽ bao gồm cả việc sử dụng các cơ chế thị trường, tăng cường chú ý đối với việc phát thải do phá rừng và thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển giao công nghệ từ các nước giàu sang các nước đang phát triển, tạo ra một quỹ mới nhằm giúp các nước đang phát triển có tài chính thực hiện các biện pháp giảm khí phát thải và chuẩn bị đối phó với các tác động của biến đổi khí hậu.

Với phần lớn dân số và cơ sở hạ tầng nằm ở khu vực ven biển và khu vực đồng bằng sông, các nước Đông Nam Á có hàng triệu người dân đang đối mặt với rủi ro lớn từ sự biến động ngày càng lớn của lượng mưa, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình ngày càng cao, mực nước biển tăng lên và các tác động khác được dự báo sẽ tồi tệ hơn trong những thập kỷ tới.

Lượng phát thải khí nhà kính của khu vực trong lĩnh vực năng lượng và giao thông mặc dù hiện vẫn đang ở mức thấp nhưng được dự đoán sẽ tăng hơn gấp đôi trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2030. Các kế hoạch phát triển kinh tế mạnh mẽ, sự lan tỏa của những siêu đô thị, các cánh rừng bị phá đe dọa trở thành những nguyên nhân làm tăng lượng phát thải khí nhà kính như một hệ quả trong sự phát triển của khu vực.

Những tác động lũy kế của biến đổi khí hậu có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế, mức tổn thất về kinh tế có thể lên 230 tỷ USD, tương đương với 6,7% GDP, trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2100, nhiều hơn hai lần so với mức tổn thất trung bình của Thế giới đe dọa cuộc sống của hàng triệu người dân.

Để đối phó, khu vực đang có những chuyển biến nhanh chóng để khắc phục những mối đe dọa đang tăng lên từng ngày. Việt Nam xây dựng Chiến lược Quốc gia với yêu cầu tất cả các Bộ, Ngành, tỉnh và thành phố phải phát triển kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu; Cam-pu-chia xây dựng Chiến lược thích nghi với Biến đổi khí hậu, được tài trợ trong Chương trình Thí điểm về Chống đỡ Khí hậu; Indonexia cam kết tự nguyện cắt giảm 26% tổng lượng phát thải khí nhà kính của cả nước so với mức dự báo hiện tại trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2020 (hoặc cắt giảm 41% nếu có sự hỗ trợ tài chính quốc tế); Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nỗ lực bảo tồn Rừng; Thái Lan nỗ lực đưa năng lượng tái tạo và các biện pháp tiết kiệm hiệu quả trở thành một phương hướng chính trong chính sách phát triển.

Bốn quốc gia trong khu vực Indonexia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam đã chuẩn bị thành công các kế hoạch đầu tư công nghệ sạch để huy động trên 10 tỷ USD cho việc tăng cường hiệu quả năng lượng, năng lượng mới và vận tải bền vững. Ngân hàng phát triển Châu Á ADB đang huy động cho vay gần 400 triệu USD từ Quỹ Công nghệ Sạch tăng cường các công nghệ năng lượng sạch tại Indonexia, Philipin và Việt Nam.

Trích báo KH&PT

Ý kiến góp ý: