TextBody
Huy chương 2

Đổi mới tư duy hay đổi mới cơ chế để nâng cao hiệu quả QLKT công trình thủy lợi ? Một số kinh nghiệm ở Tuyên Quang

28/02/2017

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình thuỷ lợi hiện có phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay của ngành thủy lợi, đặc biệt trong bối cảnh tiếp tục cắt giảm đầu tư công để ổn định kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết 11 ngày 24/2/2011 của Chính phủ, trong đó đổi mới cơ chế quản lý được coi là nhiệm vụ trọng tâm...

Với định hướng trên trong những năm qua, nhất là sau khi triển khai thực hiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí theo Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành nhiều chính sách mới tạo cơ sở pháp lý để các địa phương đổi mới cơ chế quản lý. Đã và đang xuất hiện một số mô hình quản lý mới, bước đầu đã mang lại hiệu quả rất đáng ghi nhận như mô hình Ban Quản lý  dự án Bắc Vàm Nao (An Giang), mô hình Ban Quản lý  dịch vụ thủy lợi ở Hà Nội; mô hình Ban Quản lý  khai thác công trình thủy lợi ở Tuyên Quang; mô hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cánh đồng 8/4 (xã BuônTría, huyện Lăk ), Hợp tác xã Thanh Bình (xã Dur kmũl-huyện Krông Ana) tỉnh Đăk Lắc; Hợp tác Xã Mỹ Hội Đông- Huyên chợ mới ….,

Tuy vậy, vẫn còn nhiều địa phương chưa quyết liệt triển khai thực hiện đổi mới cơ chế quản lý. Vậy thì nguyên do tại đâu khi chủ trương và chính sách đã có “trên đã hô mà dưới vẫn chưa ủng”. Phải chăng do đã quen với cơ chế bao cấp, với lối tư duy quản lý trì trệ, dựa dẫm nhà nước, thiếu kiên quyết. … của bộ máy quản lý hiện nay?. Phải chăng muốn đổi mới cơ chế quản lý thì trước hết phải là đổi mới tư duy quản lý, đặc biệt là tư duy của lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý ở các cấp. Bài viết sau đây xin cùng bàn luận và chia sẻ một số ý kiến về quá trình đổi mới tư duy và đổi mới cơ chế để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi tại tỉnh Tuyên Quang.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình thuỷ lợi hiện có phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay của ngành thủy lợi, đặc biệt trong bối cảnh tiếp tục cắt giảm đầu tư công để ổn định kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết 11 ngày 24/2/2011 của Chính phủ.

Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi (QLKTCTTL), đổi mới cơ chế quản lý được coi là nhiệm vụ trọng tâm nhằm: xóa bỏ cơ chế ‘’xin cho’’, xóa bỏ hình thức quản lý theo mệnh lệnh hành chính, xóa bỏ hình thức phân phối ‘cào bằng’; tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước; làm rõ quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của tổ chức QLKTCTTL và quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu, khắc phục tình trạng công - tư lẫn lộn; tạo động lực phát huy tính năng động sáng tạo của cán bộ và người lao động, gắn quyền lợi với trách nhiệm; huy động các tổ chức, cá nhân cùng tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi, đẩy mạnh xã hội hóa quản lý thủy lợi phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Với định hướng trên trong những năm qua, nhất là sau khi triển khai thực hiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí theo Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành nhiều quy định mới về QLKTCTTL để đổi mới cơ chế quản lý như: Chỉ thị số 1268/CT-BNN-TL ngày 12/5/2009 về việc tăng cường công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; Quyết định số 2891/QĐ-BNN-TL ngày 12/10/2009 Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế; Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 Hướng dẫn một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức QLKTCTTL mà trọng tâm là hướng dẫn cụ thể việc thực hiện cơ chế đặt hàng; Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011 Quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia QLKTCTTL v.v. Có thể nói cơ chế QLKTCTTL ở tầm vĩ mô đến thời điểm này là tương đối đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với chủ trương, định hướng đổi mới về quản lý sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích theo cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện các quy định mới của nhà nước và của Bộ Nông nghiệp & PTNT, một số địa phương quyết liệt chỉ đạo đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp với tính chất, đặc điểm các công trình thủy lợi ở từng vùng, miền nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi. Một số mô hình quản lý mới đã và đang phát huy tốt hiệu quả rất đáng ghi nhận như mô hình Ban Quản lý  dự án Bắc Vàm Nao (An Giang), mô hình Ban Quản lý  dịch vụ thủy lợi ở Hà Nội; mô hình Ban Quản lý  khai thác công trình thủy lợi ở Tuyên Quang; mô hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cánh đồng 8/4 (xã BuônTría, huyện Lăk) Hợp tác xã Thanh Bình (xã Dur kmũl-huyện Krông ana) tỉnh Đăk Lắc; Hợp tác xã Mỹ Hội Đông- Huyện Chợ mới….. Đây là những điển hình mới có tính đột phá về cách nghĩ và cách làm cần được chia sẻ để nhân rộng trong phạm vị cả nước.

Tuy vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng với các kết quả đạt được như hiện nay là chưa đáp ứng được yêu cầu Bộ Nông nghiệp & PTNT; vẫn còn nhiều địa phương, nhiều tổ chức QLKTCTTL chưa có bước chuyển biến tích cực trong công tác QLKTCTTL; chưa thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước và của Bộ Nông nghiệp & PTNT; tình trạng “trên bảo- dưới không nghe” vẫn còn nhiều... Vậy thì nguyên do tại đâu khi một chủ trương chính sách đúng “trên đã hô mà dưới không ủng”. Phải chăng do đã quen với cơ chế bao cấp cùng với lối tư duy quản lý trì trệ, dựa dẫm nhà nước, thiếu kiên quyết … của bộ máy quản lý điều hành hiện nay…?. Phải chăng muốn đổi mới cơ chế QLKTCTTL trước hết phải là đổi mới tư duy quản lý, đặc biệt là tư duy của bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý ở các cấp.

II. ĐỔI MỚI TƯ DUY HAY ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

2.1. Quá trình đổi mới công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tại tỉnh Tuyên Quang

2.2. Mô hình tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tỉnh Tuyên Quang theo phương thức đặt hàng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lại bàn về đổi mới tư duy, Nguyễn Thị Bình, nguyên phó Chủ tịch nước;

[2]. Đổi mới tư duy: bước đột phá tạo nên cục diện phát triển mới, Vũ Minh Khương, Đại học Harvard;

[3]. Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi tỉnh Tuyên Quang;     

[4]. Quyết định số 397/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh Tuyên Quang Về việc kiện toàn Ban Quản lý  khai thác công trình thủy lợi Tuyên Quang;

[5]. Các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi;

[6]. Số liệu Thông kê năm 2010 của Tổng Cục Thông kế 2010.

[7]. Quyết định số 142/QĐ-UB ngày 19/1/1996 của UBND tỉnh Tuyên Quang Quy định về chế độ quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi Nhà nước giao cho các HTX Nông lâm nghiệp quản lý sử dụng) đồng thời tiến hành củng cố đổi mới tổ chức quản lý thuỷ nông cơ sở.


Xem bài báo tại đây: Đổi mới tư duy hay đổi mới cơ chế để nâng cao hiệu quả QLKT công trình thủy lợi ? Một số kinh nghiệm ở Tuyên Quang

Tác giả:

PGS.TS. Đoàn Thế lợi - Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi
ThS. Nguyễn Thị Định - Giám đốc Sở NN&PTNT Tuyên Quang
ThS. Đào Quang Khải - Giám đốc Ban QLDV thủy lợi Hà Nội

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: