Dự án Hợp tác JICA - Nhật Bản - Viện Khoa học Thủy lợi
23/03/2010Mục tiêu Dự án là công tác quản lý tưới có sự tham gia được thúc đẩy và sản lượng nông nghiệp được cải thiện cả về mặt năng suất và chi phí thông qua việc tăng cường năng lực cho những người nông dân điển hình và kỹ sư thủy lợi tại khu thí điểm
Tên dự án: “Tăng cường năng lực về quản lý thủy lợi có sự tham gia thông qua Viện Khoa học Thủy lợi nhằm cải thiện năng suất nông nghiệp ở Việt Nam.
Khu vực dự án: 25 tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng
Khu thí điểm: Tỉnh Hải Dương gồm 02 điểm tại xã Hợp Tiến và Gia Xuyên, tỉnh Quảng Ninh gồm 01 điểm tại xã Yên Hải
Thời hạn dự án: 5 năm từ tháng 6 năm 2005 đến tháng 5 năm 2010.
Kế hoạch chung:
1. Mục tiêu tổng quát
Sản lượng nông nghiệp được cải thiện cả về mặt năng suất và chi phí thông qua việc cải tiến công tác quản lý thủy lợi tại các công tác quản lý tưới có sự tham gia (PIM) được thúc đẩy (sẽ đạt được trong vòng 5 năm sau khi kết thúc dự án)
2. Mục tiêu dự án:
Công tác quản lý tưới có sự tham gia được thúc đẩy và sản lượng nông nghiệp được cải thiện cả về mặt năng suất và chi phí thông qua việc tăng cường năng lực cho những người nông dân điển hình và kỹ sư thủy lợi tại khu thí điểm
3. Kết quả:
(1) Chức năng thúc đẩy PIM của Viện KHTL được tăng cường.
(2) Kỹ sư của Công ty thủy nông (IMC) thu nhận được những kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm về quản lý nước.
(3) Công tác quản lý nước của các tổ chức nông dân tại khu thí điểm được tăng cường và việc đa dạng hóa cây trồng được thúc đẩy.
4. Các hoạt động hoang dã, đang và sẽ được thực hiện
1-1. Rà soát lại các phương pháp tiếp cận PIM đã được thực hiện trong các dự án thí điểm của các nhà tài trợ khác.
1-2. Xây dựng tài liệu hướng dẫn, sổ tay và chương trình đào tạo để thúc đẩy PIM
1-3. Thực hiện các khóa đào tạo (phương pháp quản lý nước, phương pháp đào tạo) cho các kỹ sư của Viện KHTL để trở thành “người đào tạo PIM”.
1-4. Cung cấp cho kỹ sư của Viện Khoa học Thủy lợi những kinh nghiệm thực tế khi làm cán bộ đào tạo tại các khu thí điểm.
1-5. Cải tiến những hướng dẫn, sổ tay và chương trình đào tạo dựa trên những kinh nghiệm thu nhận được tại các khu thí điểm.
2-1. Những cán bộ đào tạo sẽ tổ chức các khóa đào tạo cho các kỹ sư của IMC tại mỗi tỉnh theo các phương pháp quản lý nước, quản lý tổ chức và hướng dẫn về PIM.
2-2. Tổ chức các hội thảo về PIM tại các khu thí điểm cho kỹ sự của IMC
3-1. Tiến hành khảo sát cơ sở tại các khu thí điểm (khảo sát về QL nước, diện tích tưới, cơ cấu cây trồng, các phương pháp canh tác, tiếp thị).
3-2. Các kỹ sư của IMC sẽ tổ chức các khóa đào tạo cho những nông dân điển hình.
3-3. Thúc đẩy PIM tại khu thí điểm thông qua các tổ chức nông dân và IMC.
3-4. Hỗ trợ các tổ chức nông dân cải tiến các phương pháp canh tác tại khu thí điểm (xây dựng kế hoạch trồng trọt, giới thiệu các điểm trình diễn, giới thiệu các phương pháp tốt).
3-5. Cải tiến công tác quản lý nước thông qua các hoạt động của tổ chức nông dân trong khu vực thí điểm nhằm hỗ trợ đa dạng hóa cây trồng
Ý kiến góp ý: