Dự báo môi trường và tài nguyên
28/02/2011Kể từ năm 1985, Hiệp hội tương lai học Thế giới (WPS) đã đưa ra những dự báo liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra trên quy mô toàn cầu, dựa trên những nghiên cứu tổng quan các số liệu thường xuyên được cập nhật có tính thời sự và độ chính xác cao. Dưới đây là 10 dự báo cho năm 2011 và tương lai gần về lĩnh vực tài nguyên và môi trường được đăng tải trên Tạp chí Futurist (Nhà tương lai học) của WPS.
Năm 2030, 83% dân số Thế giới sẽ được dùng điện
Theo nghiên cứu mang tên Global Trends in Cultural Instructure and Value (Xu hướng toàn về văn hóa, hạ tầng và giá trị) do các nhà khoa học Mỹ thực hiện và công bố tháng 9/2008 thì đến năm 2030 sẽ có khoảng 83% dân số thế giới được tiếp cận với nguồn điện năng. Tỷ lệ “điện hóa” này tăng từ 40% (năm 1970) lên 73% (2000). Điện năng được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống của con người, nhất là những vùng dân cư đông đúc, nghèo ở cận Sahara, nơi vẫn còn có những quốc gia như Uganda nơi chỉ có 3,7% dân số được dùng điện.
Sản xuất điện năng từ những công trình kiến trúc
Kiến trúc và năng lượng là hai lĩnh vực không hề liên quan đến nhau nhưng trong tương lai các kiến trúc sư sẽ là những người tham gia sản xuất ra năng lượng bằng cách kết hợp với các chuyên gia ngành năng lượng cho ra đời những kiến trúc kiểu hình khối sàn, thiết bị cầu đường, cầu thang… khi nó được con người, thiên nhiên tác động vào sẽ tạo ra điện đủ dùng cho các thiết bị điện tử hoặc dùng cho chính những công trình này.
Ra đời xe ô tô “bay”
Trong tương lai không xa, con người sẽ sản xuất được ô tô bay. Tuy không bay được như máy bay nhưng nhờ dùng các loại động cơ khí nến mà có tốc độ cực lớn, thay thế các loại động cơ dùng khí gas, tốc độ có thể đạt 200 dặm giờ (360km/h).
Ra đời công nghệ CCS dùng cho nhà máy điện đốt than
Nhằm giảm thiểu phát tán carbon vào môi trường, trong tương lai gần con người sẽ cho ra đời một công nghệ mới có tên là CCS (Carbon Capture and Storage), tạm dịch là thu gom và cất giữ carbon. Nếu áp dụng công nghệ này cho các nhà máy điện thì lượng carbon phát tán sẽ giảm tới 90%. Tuy nhiên, nếu dùng công nghệ này, chi phí vận hành sẽ tăng từ 10-40% so với những nhà máy dùng nguyên liệu hóa thạch truyền thống, đổi lại sẽ mang lại nhiều lợi thế vô hình mà người ta chưa tính hết, nhất là khi thế giới chưa loại bỏ được nguồn nguyên liệu này.
Sử dụng nhiên liệu lựa chọn sẽ làm cho giá khí ổn định
“Trend Shaping Tommorow’s World” (Xu hướng của thế giới tương lai) do các nhà khoa học Mỹ thực hiện công bố gần đây cho thấy nhờ phát triển các nguồn nhiên liệu sinh học, nhà máy điện nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió… mà giá khí trong tương lai sẽ ổn định. Dự báo đến năm 2025, trên toàn thế giới sẽ có khoảng 1.000 nhà máy điện nguyên tử mới sẽ được đưa vào hoạt động.
Ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế tăng lên
Cũng theo nghiên cứu mang tên “Trend Shaping Tommorow’s World” thì tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ đe dọa trực tiếp đến nền kinh tế mới nổi. Ví dụ nạn mưa axít, cháy rừng, ô nhiễm nguồn nước, không khí sẽ trở nên bức xúc đối với các nước đang phát triển như ở Trung Quốc, Ấn độ chẳng hạn, phát sinh nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là bệnh tật, như bệnh ung thư, hô hấp, riêng bệnh hô hấp sẽ tăng gấp 5 lần so với các nước công nghiệp phát triển.
Ngành công nghiệp khử muối sẽ phát triển mạnh
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nước sinh hoạt, trong tương lai con người sẽ cho ra đời công nghệ mới để khử muối, biến nước biển thành nước sinh hoạt và dùng cho các ngành sản xuất khác. Cùng với việc hình thành các nhà máy khử muối sẽ ra đời nhiều hệ thống đường ống lớn vận chuyển nguồn nước này đi các hộ tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.
Nguồn nước sạch bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu
Khí hậu nóng lên, nước biển trào dâng sẽ làm giảm tới 50% nhu cầu cung cấp nước sạch cho con người. Và một khi nguồn nước ngọt bị giảm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đến sản xuất nông nghiệp, điện năng cũng như nhiều ngành kinh tế khác. Bởi vậy, giảm thiểu tình trạng gây biến đổi khí hậu và tiết kiệm nước là hai trong những nhiệm vụ quan trọng mà con người cần làm trong những thập kỷ tới.
Nhiệt độ trái đất tăng kéo theo bất ổn trên quy mô toàn cầu
Theo tính toán, nếu nhiệt độ Trái đất tăng lên 60C thì sẽ có rất nhiều biến động khó lường và điều này đã từng được chứng kiến trong thời gian qua. Ví dụ như lũ lụt, hạn hán, sóng thần, sạt lở đất, phát sinh bệnh tật vả cả bất ổn về chính trị và chiến tranh. Nếu nhiệt độ trái đất tăng 30C thì khu rừng nhiệt đới Amazone sẽ biến thành sa mạc và tăng lên 40C thì cánh rừng băng khổng lồ Alpine sẽ biến mất.
Nông dân đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn trái đất
Theo dự báo mang tên World Trend & Forcast, lĩnh vực nông nghiệp là khu vực phát tán khí dioxit carbon (CO2) vào bầu khí quyển mạnh nhất, cao hơn cả ngành giao thông, vì vậy việc nhận thức của người nông dân và việc áp dụng những phương pháp canh tác mới sẽ làm giảm rất lớn lượng CO2 phóng không. Sử dụng phân bón hợp lý, tăng vụ, áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, cho bò ăn những loại thực phẩm hữu cơ thân thiện… sẽ làm giảm rất lớn lượng CO2 phát tán vào môi trường.
Theo BCNN, Báo KH&PT
Ý kiến góp ý: