TextBody
Huy chương 2

Giải pháp bảo vệ nguồn nước hệ thống thủy lợi Thác Huống

12/11/2019

Hoạt động phát triển kinh tế-xã hội tác động bất lợi đến nguồn nước lưu vực sông Cầu, sông Thương dẫn đến nguồn nước cấp cho hệ thống thủy lợi Thác Huống bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng. Hệ thống thủy lợi Thác Huống nhận nước thải không qua xử lý từ khu đô thị, dân cư (Thành phố Thái Nguyên, Bắc Giang, các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, v.v…) xả trực tiếp xuống hệ thống kênh tiêu gây ra ô nhiễm cục bộ, cùng với điều kiện nguồn nước cạn kiệt vào mùa khô đã làm ô nhiễm trầm trọng nguồn nước trong hệ thống thủy lợi Thác Huống, chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Nghiên cứu kết hợp kết quả giám sát chất lượng nước từ năm 2016 đến nay với tính toán các phương án cân bằng nước đã đề xuất giải pháp tổng thể cấp nước, cải thiện môi trường nước hệ thống thủy lợi Thác Huống, bao gồm giải pháp xử lý nguồn thải, giải pháp công trình thủy lợi và giải pháp quản lý để giảm thiểu ô nhiễm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trong vùng.

MỞ ĐẦU

Hệ thống thủy lợi Thác Huống thuộc địa bàn các huyện Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, một số xã phía nam sông Thương của thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang và 9 xã ven kênh tưới chính của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Hệ thống thủy lợi Thác Huống là một trong 6 khu tưới, đồng thời cũng là một trong 9 khu tiêu thuộc lưu vực sông Cầu, có nhiệm vụ tưới cho 52.520 ha đất canh tác và tiêu cho 71.060 ha.

Thời gian qua, ô nhiễm nước trong các hệ thống thuỷ lợi tại các vùng ven đô nói chung và hệ thống thuỷ lợi Thác Huống nói riêng đang ngày càng gia tăng và là thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Ô nhiễm nguồn nước tưới ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Trước yêu cầu cấp bách về giải pháp chống ô nhiễm, đặc biệt là chất lượng nguồn nước cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giao Viện Quy hoạch Thủy lợi nhiệm vụ giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi Thác Huống từ năm 2016 đến nay. Bài viết giới thiệu kết quả giám sát chất lượng nước hệ thống thủy lợi Thác Huống và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong vùng.

1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1.  Lấy mẫu và các chỉ tiêu phân tích

1.2. Phương pháp phân tích

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM

4. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC

4.1. Giải pháp xử lý nguồn thải

4.2. Giải pháp công trình thủy lợi

4.3. Giải pháp về quản lý

KẾT LUẬN 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

[1]        Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2016. Báo cáo giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi Thác Huống.

[2]        Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2015. Rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ tái cấu trúc ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

[3]        Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2016. Rà soát quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cầu - Sông Thương.

[4]        Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011÷2015.

[5]        Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011÷2015.


Xem bài báo tại đây: Giải pháp bảo vệ nguồn nước hệ thống thủy lợi Thác Huống

Tác giả:   

Nguyễn Thanh Hiên
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Nguyễn Văn Tỉnh
Viện Quy hoạch Thủy lợi                                                                                                                            

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI 

Ý kiến góp ý: