Giải pháp chuyển nước lưu vực phục vụ chống thiên tai, hạn hán khu vực thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
30/11/2021Các địa phương trên địa bàn Tây Nguyên cần ứng dụng các giải pháp khôi phục dung tích các hồ chứa nước hiện có và giải pháp công nghệ chuyển nước giữa các hồ chứa để tăng lưu trữ nguồn nước. Việc kết nối các hệ thống công trình thủy lợi là giải pháp cần thiết để điều hòa nguồn nước phục vụ phát triển các ngành kinh tế và đời sống của người dân. Trong đó có giải pháp chuyển nước lưu vực phục vụ chống thiên tai hạn hán khu vực thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Đó là chuyển nước từ công trình thủy điện Plei Krông có nguồn nước phong phú vào mùa lũ kết nối, lưu giữ sang lưu vực khác có điều kiện địa hình xây dựng hồ chứa lưu giữ được nhiều nước nhưng nguồn sinh thủy tại chỗ lại kém phong phú, đó là hồ Đăk Sa Men và hồ Đăk Năng thông với hồ PLei Weh. Giải pháp này được thực hiện bằng đường hầm chuyển nước và công nghệ bơm cột nước cao + đường ống áp lực nhằm tăng nguồn nước.
Sau khi thực hiện sẽ làm tăng lượng nước lưu giữ của Hồ Đăk Sa Men từ 1,35 triệu m3 lên 32,2 triệu m3. Tiếp đó, hồ Đăk Sa Men còn trung chuyển thêm 3,717 triệu m3 từ nguồn nước mùa lũ hồ thủy điện Plei Krông vào hồ Đăk Năng để chống hạn hán hàng năm cho 1.214,59 ha khu vực thành phố Kon Tum và cấp nước sinh hoạt hiện tại trên 160.000 dân và dự kiến đến năm 2025 là 204.000 dân. Tổng nguồn nước kết nối, lưu giữ ở 3 hồ nêu trên là 50,327 triệu m3 sẽ đảm bảo đủ nước cho diện tích cây trồng nông nghiệp, bố trí theo quy hoạch đến năm 2025 gồm: 1500 ha lúa vụ Đông Xuân, 900 ha lúa vụ mùa, 5.234 ha ngô và rau màu, 1.500 ha mía, 1000 ha cà phê
1. GIỚI THIỆU*
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN ĐỀ XUẤT PHƯỚNG ÁN CHUYỂN NƯỚC LƯU VỰC PHỤC VỤ CHỐNG THIÊN TAI, HẠN HÁN KHU VỰC THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM
2.1. Tổng quan về cơ cấu sử dụng đất và nhu cầu nước khu vực thành phố Kon Tum
2.2. Giải pháp kỹ thuật chuyển nước lưu vực phục vụ chống thiên tai hạn hán khu
vực thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
2.2.1 Thủy điện Plei Krông
2.2.2 Nâng cấp hồ hiện trạng Đăk Sa Men
2.2.3 Dự kiến xây dựng Hồ Đak Năng thông với hồ Plei Weh
3. ĐƯỜNG ỐNG ÁP LỰC CHUYỂN NƯỚC TỪ HỒ ĐĂK SA MEN SANG HỒ ĐĂK NĂNG
4. XÂY DỰNG CÁC TRẠM BƠM SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC LƯU GIỮ TỪ CÁC HỒ CHỨA PHỤC VỤ NHU CẦU DÙNG NƯỚC KHU VỰC THÀNH PHỐ KON TUM
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tổng cục thống kê, 2018, Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum;
[2] Thủ tướng Chính Phủ, 2011. Quyết định số 581/QĐ-TTg về việc phê duyệt Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Kon Tum đến năm 2020, ban hành ngày 22/4/20111;
[3] Thủ tướng Chính phủ, 2014. Quyết định số 1182/QĐ-TTg về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San, ban hành ngày 17/7/2014;
[4] Viện Quy hoạch Thủy lợi, Tổng cục Thủy lợi, 2013. Báo cáo tổng hợp, dự án “Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi vùng Tây Nguyên”.
[5] Viện khoa học thủy lợi Việt Nam: Tên đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên” Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt.
_________________________________________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Giải pháp chuyển nước lưu vực phục vụ chống thiên tai, hạn hán khu vực thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Nguyễn Vũ Việt, Vũ Đức Sửu, Phạm Thị Hoài,
Bùi Mạnh Bằng, Trần Thị Nhung, Trần Thiết Hùng
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: